Lao động nữ được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm xã hội

Minh Hạnh |

Lao động nữ khi tham gia lao động cũng sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe, sinh con… Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, khi tham gia vào quan hệ lao động, lao động nữ được hưởng 15 quyền lợi về lao động và bảo hiểm xã hội.

Lao động nữ được hưởng những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

Được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Được chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai và nuôi con nhỏ

Theo Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ

Theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới

Theo Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên thăm hỏi động viên nữ CNLĐ. Ảnh minh họa: LDo
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên thăm hỏi động viên nữ CNLĐ. Ảnh minh họa: Lao Động

Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ

Căn cứ Điểm d Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nếu vi phạm nội quy lao động trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Được nghỉ thai sản trước và sau sinh con 6 tháng

Theo Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, chế độ thai sản đối với lao động nữ quy định lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản

Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 yêu cầu người lao động phải được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai, nuôi con nhỏ

Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Được lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ nếu doanh nghiệp sử dụng hơn 1.000 lao động nữ

Khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1000 NLĐ nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

Đồng thời, khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai

Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc mà có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp này vẫn được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp dù không đảm bảo thời gian báo trước theo quy định của pháp luật.

Được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai

Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 cho phép lao động nữ mang thai mà có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Khi tạm hoãn hợp đồng, lao động nữ mang thai phải thông báo cho người sử dụng kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

Được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm. Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào giờ làm việc và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến

Theo Khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.

Được hưởng chế độ thai sản

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ công ty đi làm xe ôm công nghệ có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Xuyên Đông |

Nhiều người băn khoăn họ đang làm công nhân được đóng bảo hiểm xã hội, nay muốn nghỉ đi làm xe ôm công nghệ thì có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian bị tạm giam?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tuanxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian bị tạm giam không?

Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2024

HẠNH AN |

Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Đơn vị sự nghiệp Nhà nước ở Đắk Nông nợ lương viên chức và người lao động

PHAN TUẤN |

Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tâm Thắng là đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông. Từ năm 2022 đến nay, do chưa được cơ quan chức năng cấp đủ kinh phí nên đơn vị này chưa thể làm các thủ tục thanh toán tiền lương và chế độ đầy đủ cho viên chức, người lao động trong đơn vị.

Chưa mở bán, dự án Lumi Hanoi vẫn rầm rộ nhận tiền đặt chỗ, tiềm ẩn nhiều rủi ro

CAO NGUYÊN |

Mặc dù đang trong quá trình xây dựng nhà mẫu, mới hoàn thiện hạ tầng, chưa đào móng nhưng chủ đầu tư dự án Lumi Hanoi (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã rầm rộ nhận tiền đặt chỗ. Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Tùng (đoàn luật sư TP Hà Nội) cho hay, việc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.

Hơn 46.000 người dân quận Đống Đa chuyển về phường mới sau sáp nhập

KHÁNH AN |

Hà Nội - Theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, quận Đống Đa (Hà Nội) sắp xếp 6 phường thành 4 phường, giảm 2 phường. Theo đó, 46.141 người dân sẽ chuyển về phường mới.

Bên trong ngôi đình có 46 cây cột được làm từ gỗ lim quý hiếm ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Đình Thường Thạnh tọa lạc tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ, có 46 cột được làm từ gỗ lim quý hiếm. Với lịch sử hơn 200 năm, đình được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố, là điểm đến tâm linh, niềm tự hào di sản văn hóa của người dân đất Tây Đô.

Liverpool và Man City chia điểm tại Anfield

Nhóm PV |

Đêm 11.3, Liverpool và Man City đã cầm hoà nhau với tỉ số 1-1 trên sân Anfield ở vòng 28 Premier League.

Nghỉ công ty đi làm xe ôm công nghệ có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Xuyên Đông |

Nhiều người băn khoăn họ đang làm công nhân được đóng bảo hiểm xã hội, nay muốn nghỉ đi làm xe ôm công nghệ thì có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian bị tạm giam?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tuanxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian bị tạm giam không?

Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2024

HẠNH AN |

Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.