Lao động hồi hương, không thể chỉ chờ nghe tâm tư họ ở phiên chợ việc làm

Hoàng Văn Minh |

Các tỉnh miền Trung không thể chỉ chờ nghe tâm tư của những lao động hồi hương ở các phiên chợ việc làm để ra chính sách hỗ trợ mà cần cần sớm có những cuộc tổng điều tra xã hội học.

Quảng Nam là một trong các địa phương ở miền Trung có lượng lao động hồi hương từ các tỉnh phía Nam khá lớn với hơn 7.000 người theo thống kê chưa đầy đủ đến thời điểm này.

Và thông tin bất ngờ, đến từ ông Nguyễn Quý Quý - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, khi trả lời phóng viên Báo Lao Động: “Dự báo của chúng tôi là khả năng sẽ có rất nhiều người không trở vào lại Sài Gòn mà ở lại Quảng Nam để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên điều chúng tôi không ngờ tới là kết quả các huyện báo về thì số lượng tìm việc rất thấp”.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Quý Quý, hiện các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đang có nhu cầu tuyển dụng gần 17.000 người nhưng chỉ có 1,6% trong số gần 7.000 người nói trên có nhu cầu tìm việc làm.

Đáng nói là các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này ở Quảng Nam, hiện cũng mới chỉ dừng ở mức phỏng đoán. Và theo như thừa nhận của ông Nguyễn Quý Quý thì “mình cần có các phiên chợ việc làm để nghe tâm tư nguyện vọng của họ”.

Tất nhiên, đây cũng không phải là chuyện riêng của Quảng Nam mà thực trạng chung của nhiều địa phương ở miền Trung như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá... và cả với nhiều tỉnh phía Bắc.

Liên quan đến thực trạng này, mới đây, trong buổi trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Thị Dịu Hương của Đại học California Irvine với chủ đề “Nghiên cứu miền Trung – đôi điều gợi mở” do Trung tâm Nghiên cứu Việt – Mỹ của Đại học Oregon, Hoa Kỳ tổ chức, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên Phó Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã có những đề xuất thiết thực.

Theo Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, để có quyết sách kịp thời hỗ trợ cho các lao động phía Nam hồi hương trong thời gian gần đây, các địa phương của miền Trung cần sớm có những cuộc tổng điều tra xã hội học.

Cụ thể là số lượng chính xác lao động hồi hương của từng địa phương; độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp trước khi hồi hương; nguyên nhân quan trọng nhất khiến họ hồi hương; việc hồi hương chỉ là tạm thời hay lâu dài; nhu cầu việc làm cụ thể và các khó khăn mà họ đang gặp phải sau khi hồi hương…

Ở chiều ngược lại, các địa phương cũng cần biết chính xác nhu cầu tuyển dụng cụ thể của các doanh nghiệp trên địa bàn mình liên quan đến số lượng, ngành nghề, yêu cầu, mức lương… để người lao động có sự lựa chọn hợp lý.

Quan trọng hơn, những cuộc tổng điều tra này phải thực hiện sớm, cho kết quả nhanh, muộn lắm là sau 3 tháng. Nếu không, các chính sách ban hành sẽ có độ chênh lớn với thực tế và nhu cầu của người lao động và không còn tính cấp bách.

Được biết, sau phần chia sẻ của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, ở miền Trung đã có hai địa phương là Nghệ An và Quảng Bình đã tiếp thu ý kiến và bắt đầu lập đề án, khởi động điều tra xã hội học về thực trạng người lao động hồi hương theo hướng tiếp cận này.

Đây là một tín hiệu vui và hy vọng nhanh thôi sẽ có nhiều địa phương khác cùng theo chân Nghệ An và Quảng Bình. Bởi mọi quyết sách và chính sách liên quan đến người lao động, đặc biệt là lao động hồi hương trong bối cảnh hiện nay, cần phải được ban hành trên cơ sở nghiên cứu khoa học chứ không thể cảm tính kiểu “mình cần có các phiên chợ việc làm để nghe tâm tư nguyện vọng của họ”.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Mùa thu hoạch cà phê hứa hẹn sẽ giải quyết việc làm cho lao động hồi hương

THANH TUẤN |

Chuẩn bị bước vào vụ mùa thu hoạch cà phê, caosu trên diện tích lớn, tỉnh Gia Lai đang hy vọng sẽ giải quyết được hàng nghìn việc làm cho công nhân hồi hương, giúp họ vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh COVID-19. 

Công đoàn hỗ trợ 100 suất xôi nóng cho lao động hồi hương

Nguyễn Hương |

Ngày 9.10, Công đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An hỗ trợ 100 suất xôi nóng cho công nhân, người lao động từ miền Nam về quê.

Cần chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động hồi hương

ANH THƯ - QUẾ CHI |

Sau khi nới giãn cách xã hội ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, dòng người hồi hương tăng mỗi ngày. Việc di chuyển đột ngột này tạo áp lực, đang và sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mà các địa phương cần phải giải quyết cấp bách.

Lao động hồi hương và “bài toán” việc làm

quách du |

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, đã có hàng trăm nghìn người lao động từ khắp các địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương về quê Thanh Hóa để tránh dịch. Đa phần họ, nhiều tháng nay không có việc làm, cuộc sống khó khăn. Để giải quyết “bài toán” khó, tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề này, giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống.

Ninh Bình: Lao động hồi hương và nhu cầu việc làm lâu dài

DIỆU ANH |

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến hàng nghìn lao động tại các tỉnh ngoài về quê (Ninh Bình) tránh dịch, những lao động này có nhu cầu tìm việc làm mới tại địa phương. Trước tình trạng "dư người, thiếu việc", làm sao để giải quyết việc làm cho lao động ổn định cuộc sống đang là vấn đề cấp thiết được các ngành chức năng tại Ninh Bình đặc biệt quan tâm.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Mùa thu hoạch cà phê hứa hẹn sẽ giải quyết việc làm cho lao động hồi hương

THANH TUẤN |

Chuẩn bị bước vào vụ mùa thu hoạch cà phê, caosu trên diện tích lớn, tỉnh Gia Lai đang hy vọng sẽ giải quyết được hàng nghìn việc làm cho công nhân hồi hương, giúp họ vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh COVID-19. 

Công đoàn hỗ trợ 100 suất xôi nóng cho lao động hồi hương

Nguyễn Hương |

Ngày 9.10, Công đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An hỗ trợ 100 suất xôi nóng cho công nhân, người lao động từ miền Nam về quê.

Cần chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động hồi hương

ANH THƯ - QUẾ CHI |

Sau khi nới giãn cách xã hội ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, dòng người hồi hương tăng mỗi ngày. Việc di chuyển đột ngột này tạo áp lực, đang và sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mà các địa phương cần phải giải quyết cấp bách.

Lao động hồi hương và “bài toán” việc làm

quách du |

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, đã có hàng trăm nghìn người lao động từ khắp các địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương về quê Thanh Hóa để tránh dịch. Đa phần họ, nhiều tháng nay không có việc làm, cuộc sống khó khăn. Để giải quyết “bài toán” khó, tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề này, giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống.

Ninh Bình: Lao động hồi hương và nhu cầu việc làm lâu dài

DIỆU ANH |

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến hàng nghìn lao động tại các tỉnh ngoài về quê (Ninh Bình) tránh dịch, những lao động này có nhu cầu tìm việc làm mới tại địa phương. Trước tình trạng "dư người, thiếu việc", làm sao để giải quyết việc làm cho lao động ổn định cuộc sống đang là vấn đề cấp thiết được các ngành chức năng tại Ninh Bình đặc biệt quan tâm.