Lào Cai: Dân “kẹt cứng” giữa 2 đại dự án, giám đốc xin… bỏ qua cho nhà thầu

Long Nguyễn |

Thay vì cung cấp thông tin, ông Lê Ngọc Minh – Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai – lại có những phát ngôn nhằm xin bỏ qua cho nhà thầu.

Công trường kè ì ạch

Như đã thông tin ở bài viết trước, nhiều năm qua, gần 20 hộ dân ở thôn Giang Đông, xã Vạn Hoà, TP. Lào Cai luôn lo lắng, bất an vì bị mắc kẹt giữa 2 đại dự án của tỉnh là “di dân tái định cư số 1” và “kè sông Hồng” trị giá cả ngàn tỉ đồng.

Theo đó, dù bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề bởi quá trình thi công 2 đại dự án (đặc biệt là dự án kè sông Hồng), nhưng mãi đến năm 2018, UBND tỉnh Lào Cai mới đồng ý về mặt chủ trương bổ sung các hộ dân kể trên vào diện được di dời tái định cư.

Thế nhưng, chủ trương thì vẫn trên giấy, còn người dân thì bao năm qua sống trong cảnh thiếu điện, thiếu nước, nhà cửa nghiêng ngả, sụt lún, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập... Họ đi không được, ở chẳng xong mà muốn sửa chữa nhà cửa, điện đường thì cũng chẳng có đồng hỗ trợ nào từ cả chính quyền lẫn các bên liên quan.

Một hộ dân thôn Giang Đông bên trong căn nhà nứt toác của mình.
Một hộ dân thôn Giang Đông bên trong căn nhà xập xệ, nứt toác của mình.

Không những vậy, các hộ dân còn cho biết suốt nhiều năm qua, dự án kè sông Hồng gần như bất động hoặc có thi công thì cũng cầm chừng, rất chậm chạp, khiến cuộc sống của họ càng thêm bội phần bí bách.

"Chỉ thấy khoảng 1 năm đầu là rầm rộ. Còn suốt thời gian về sau gần như không thấy họ làm gì. Vì không làm gì nên mọi thứ bị đình lại, chúng tôi cứ bị kẹt mãi ở đây", bà Nguyễn Thị Giang - Bí thư chi bộ thôn Giang Đông - cho biết.

Thực vậy, trong suốt thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.2020, có mặt tại dự án này, theo quan sát của PV báo Lao Động, cả công trường khổng lồ luôn trong cảnh thi công cầm chừng.

Máy móc lâu ngày không được sử dụng để hoen rỉ ở công trường kè sông Hồng.
Máy móc lâu ngày không được sử dụng để hoen rỉ ở công trường kè sông Hồng.

Trên nhiều km bờ kè đang dang dở chỉ có vài công nhân buộc sắt, cùng một vài chiếc máy xúc và xe chở đất chậm chạp đưa từng gầu đất rời đi. Những lõi sắt buộc dở cũng đã hoen rỉ. Trên nhiều lô đất, nước đọng thành vũng trong những hố móng lố nhố.

Dọc theo bờ sông, nhiều đoạn đê cũ đã bị đơn vị thi công phá bỏ nhưng chưa kịp xây kè mới. Hàng loạt phương tiện máy móc nằm ngổn ngang, hoen rỉ, cỏ mọc um tùm...

Đáng chú ý, trái ngược với cảnh ảm đạm tại công trường là cảnh tấp nập của những điểm tập kết vật liệu xây dựng nằm xen kẽ. Một lượng lớn cát đã được múc lên từ lòng sông trong quá trình thi công dự án và đang được rầm rộ rao bán...

Một điểm bán cát nằm xen kẽ trong công trường kè sông Hồng.
Một điểm bán cát nằm xen kẽ trong công trường kè sông Hồng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về câu chuyện này, PV Báo Lao Động đã nhiều lần liên hệ với ông Lê Ngọc Minh - Giám đốc Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai, đơn vị chủ đầu tư.

Tuy nhiên, thay vì cung cấp thông tin, ông Minh thường xuyên thất hứa và liên tục... xin xỏ. Ông này nhiều lần đề nghị PV "tạo điều kiện", "bỏ qua" hoặc nói "sẽ bồi dưỡng", "sẽ bố trí cho nhà thầu gặp gỡ"...

Không đồng thuận cách làm việc thiếu hợp tác, nhóm PV báo Lao Động tiếp tục đề nghị được cung cấp hồ sơ liên quan đến dự án kè sông Hồng. Tuy nhiên cho đến hiện tại, ông Minh vẫn chưa cung cấp gì thêm.

Liên danh nhiều tai tiếng

Theo tìm hiểu của PV được biết, 2 nhà thầu chính của dự án kè sông Hồng là Tập đoàn Phúc Lộc và Công ty Cường Thịnh Thi đều là những doanh nghiệp nghìn tỉ đến từ Ninh Bình.

Trong những năm qua, cả 2 đều trúng nhiều gói thầu xây lắp quy mô từ hàng trăm đến cả ngàn tỉ đồng trong vai trò độc lập hoặc liên danh. Trúng thầu nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng để lại không ít bê bối liên quan.

Dự án kè sông Hồng do 2 nhà thầu Cường Thịnh Thi và Phúc Lộc thi công chính
Dự án kè sông Hồng do Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai làm Chủ đầu tư; liên danh Phúc Lộc và Cường Thịnh Thi là nhà thầu.

Cụ thể, vào cuối tháng 5.2018, Công ty Cường Thịnh Thi từng bị UBND tỉnh Quảng Ninh "tuýt còi" không cho tiếp tục thực hiện dự án vì thi công chậm tiến độ tại Dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT của Dự án cao tốc Hạ Long – Hải Phòng.

Cũng trong năm 2018, trong quá trình thi công Công trình xây dựng hồ Bún Xáng (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), Cường Thịnh Thi thậm chí còn bị nhà thầu phụ căng băng rôn đòi tiền…

Băng rôn nhà thầu thi công treo đòi nợ Cường Thịnh Thi tại công trình hồ Bún Xáng. Ảnh: Lê An/BGT.
Băng rôn nhà thầu thi công treo đòi nợ Cường Thịnh Thi tại công trình hồ Bún Xáng. Ảnh: Lê An/BGT.

Còn về Tập đoàn Phúc Lộc, tại tỉnh Thái Nguyên, tập đoàn này liên doanh với một đơn vị khác làm chủ đầu tư Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu. Dự án khởi công cuối năm 2016, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng.

Mặc dù là dự án cấp bách, nhưng suốt gần 4 năm, công trình luôn trong tình trạng ì ạch, nghỉ nhiều, làm ít.

Nhiều người dân sống dọc bờ sông Cầu tỏ ra vô cùng lo lắng, xót xa cho bờ kè cũ đã bị phá bỏ trong khi bờ kè mới chẳng biết khi nào sẽ xong bởi nhà thầu đã dừng hẳn thi công từ nhiều năm.

Sau gần 4 năm, dự án kè sông Cầu vẫn chỉ là những bức tường nham nhở.
Sau gần 4 năm, dự án kè sông Cầu vẫn chỉ là những bức tường, lõi thép nham nhở.

Bên cạnh đó năm 2019, trong quá trình thanh tra dự án BT của tập đoàn này tại tỉnh Bình Định, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra vô số những sai phạm trong thiết kế, thi công...

Cũng trong năm này, do việc khai thác cát trên sông Kôn (đoạn chảy qua huyện Tây Sơn) làm hay đổi dòng chảy, khiến nhiều diện tích đất canh tác bị sạt lở, Tập đoàn Phúc Lộc cũng bị UBND tỉnh Bình Định ra quyết định phải bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng cho bà con.


Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Lào Cai: Nhà cửa sụt lún, dân bất an vì "kẹt cứng" giữa 2 đại dự án ngàn tỉ

Long Nguyễn |

Hơn 4 năm qua, gần 20 hộ dân ở thôn Giang Đông, xã Vạn Hoà, TP. Lào Cai luôn lo lắng, bất an vì bị kẹt cứng giữa 2 đại dự án là di dân và kè sông trị giá cả ngàn tỉ đồng.

Sau vụ đổ sập cổng trường ở Lào Cai: Bộ Xây dựng yêu cầu "nóng"

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường quản lý an toàn kết cấu công trình sau sự cố đổ sập cổng trường ở Lào Cai khiến 3 học sinh tử vong.

Nhiều nhà công sản cũ sau chuyển đổi bị bỏ hoang trên đất vàng Lào Cai

Bài, ảnh: Long Nguyễn |

Sau khi khánh thành khu hành chính mới cách đây 10 năm, nhiều tòa nhà - vốn là trụ sở cũ của các cơ quan nhà nước - nằm trên địa bàn TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) rơi vào cảnh không người sử dụng. Một trong số chúng bị bỏ hoang cho tới tận ngày nay.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Lào Cai: Nhà cửa sụt lún, dân bất an vì "kẹt cứng" giữa 2 đại dự án ngàn tỉ

Long Nguyễn |

Hơn 4 năm qua, gần 20 hộ dân ở thôn Giang Đông, xã Vạn Hoà, TP. Lào Cai luôn lo lắng, bất an vì bị kẹt cứng giữa 2 đại dự án là di dân và kè sông trị giá cả ngàn tỉ đồng.

Sau vụ đổ sập cổng trường ở Lào Cai: Bộ Xây dựng yêu cầu "nóng"

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường quản lý an toàn kết cấu công trình sau sự cố đổ sập cổng trường ở Lào Cai khiến 3 học sinh tử vong.

Nhiều nhà công sản cũ sau chuyển đổi bị bỏ hoang trên đất vàng Lào Cai

Bài, ảnh: Long Nguyễn |

Sau khi khánh thành khu hành chính mới cách đây 10 năm, nhiều tòa nhà - vốn là trụ sở cũ của các cơ quan nhà nước - nằm trên địa bàn TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) rơi vào cảnh không người sử dụng. Một trong số chúng bị bỏ hoang cho tới tận ngày nay.