Lãi "khủng" và gánh nặng giá lên sách giáo khoa: Có nên áp trần lợi nhuận?

Thế Lâm |

Nhìn vào khoản lợi nhuận khủng sau thuế của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2021, lên đến hơn 287 tỉ đồng (đạt 250% kế hoạch được giao), có lẽ nhiều bậc phụ huynh có con em đến trường phải mua sách giáo khoa không khỏi giật mình.

Giật mình vì cách đây chưa lâu, một số sách giáo khoa được công bố với mức giá bán ra cao gấp 2-3 lần so với mức giá cũ. Và bây giờ, vấn đề giá sách cao được liên kết với kết quả lãi "khủng" của NXB Giáo dục Việt Nam, càng thấy được mối quan hệ nhân - quả.

Đó là mối quan hệ nhân - quả tất yếu. Bởi giá sách giáo khoa cao thì mới có thể lãi khủng.

Theo phân tích từ báo cáo kết quả kinh doanh của NXB Giáo dục Việt Nam, doanh thu hơn 1.800 tỉ đồng chủ yếu đến từ việc phân phối sách giáo khoa và các khoản doanh thu liên quan đến hoạt động kinh doanh. Và đáng chú ý hơn, với khoản lãi sau thuế khủng 287 tỉ đồng, NXB Giáo dục Việt Nam có tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân là 39,9%. Đây là mức tỉ suất lợi nhuận mơ ước của bất cứ doanh nghiệp nào.

Nhưng vấn đề ở chỗ, NXB Giáo dục Việt Nam không thể chỉ thuần túy là kinh doanh, là làm sách giá cao để có lợi nhuận nhiều. Bởi nếu chạy theo lợi nhuận, giá sách giáo khoa bị đẩy lên cao, thì làm sao con em của nhà nhà đều có thể tiếp cận được sách giáo khoa, làm sao có thể góp phần hỗ trợ một cách thiết thực cho sự nghiệp phổ cập giáo dục của nước nhà.

Bởi lãi khủng thì đối tượng phải gánh chịu không ai khác là các em học sinh mà người chi trả thực chất chính là các bậc phụ huynh. Dư luận gần đây đã phản ứng dữ dội về các sách giáo khoa "đẹp hơn, tốt hơn, to hơn" nhưng giá cũng cao hơn nhiều lần. Nhiều phụ huynh cho rằng, họ không cần những thứ “hơn” như thế để rồi phải chi phí nhiều hơn.

Đặc biệt các gia đình, phụ huynh và con em vùng núi, vùng sâu vùng xa khó khăn về kinh tế, những khu vực thu nhập thấp, sách còn không có để học thì cần gì những thứ “hơn” và “hơn” để rồi còng lưng gánh thêm chi phí trong bối cảnh lạm phát, nhiều loại hàng hóa tăng giá đã đủ tạo ra áp lực quá lớn lên đời sống dân sinh.

Có lẽ nên đặt lại vấn đề “hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 hiệu quả” của NXB Giáo dục Việt Nam nói riêng và ngành xuất bản sách giáo khoa nói chung.

Hiệu quả của ngành này, tiêu chí tiên quyết nên đặt ra là sản phẩm sách giáo khoa có chất lượng tốt, phù hợp, ít sai sót, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục.

Còn hiệu quả về sản xuất kinh doanh, chỉ nên là thứ yếu, thậm chí có thể áp tỉ lệ lợi nhuận trần hằng năm để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà tăng giá sách giáo khoa ảnh hưởng đến hàng chục triệu học sinh và phụ huynh trên khắp đất nước.

Tất nhiên cùng với biện pháp áp tỉ lệ lợi nhuận trần cũng cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi tiêu để tránh trường hợp tránh đụng trần lợi nhuận bằng cách vung tay chi tiêu. Bởi nếu không kiểm soát chặt vấn đề này, các chi tiêu lãng phí xảy ra cũng sẽ không giúp giảm giá sách giáo khoa.

Chính vì thế, hai vấn đề chính yếu cần được kiểm soát có liên quan mật thiết với nhau, đó là mức giá trần của sách giáo khoa và mức lợi nhuận trần của nhà xuất bản.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Kinh doanh sách giáo khoa lãi thì ai lỗ, nếu không phải là dân

Đào Tuấn |

Mặt hàng phục vụ giáo dục là sách giáo khoa mà lãi đến mấy trăm tỉ, lãi vượt 250% kế hoạch. Giờ mới hiểu vì sao sách giáo khoa tăng giá gấp 3 lần. Giờ mới hiểu vì sao phải “khổ to giấy đẹp”.

Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

NHÓM PV |

Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá.

Kiểm soát chặt chẽ giá, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, sách giáo khoa

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; đảm bảo nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Kinh doanh sách giáo khoa lãi thì ai lỗ, nếu không phải là dân

Đào Tuấn |

Mặt hàng phục vụ giáo dục là sách giáo khoa mà lãi đến mấy trăm tỉ, lãi vượt 250% kế hoạch. Giờ mới hiểu vì sao sách giáo khoa tăng giá gấp 3 lần. Giờ mới hiểu vì sao phải “khổ to giấy đẹp”.

Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

NHÓM PV |

Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá.

Kiểm soát chặt chẽ giá, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, sách giáo khoa

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt các mặt hàng nhà nước định giá; đảm bảo nguồn cung xăng dầu; mọi học sinh đều được tiếp cận sách giáo khoa với giá hợp lý.