Kỳ vọng “Tây Đô”

Trường Nhân |

Cần Thơ - Làm gì để thực sự trở thành “Tây Ðô”, đáp ứng kỳ vọng của người đồng bằng và cả nước, đang là thách thức lớn mà thành phố trung tâm vùng ÐBSCL này phải vượt qua...

Với 463/469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiều 11.1, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Nghị quyết này không chỉ giúp TP.Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững mà còn được kỳ vọng sẽ là động lực cho sự phát triển của cả vùng ĐBSCL, xứng với tên gọi “Tây Đô - thủ phủ của Miền Tây” như cách mà người dân đồng bằng vẫn gọi mỗi khi nói về Cần Thơ.

Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, có vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, là giao điểm của 2 trục kinh tế - đô thị năng động nhất của vùng ĐBSCL là trục hành lang TPHCM - Cần Thơ và trục sông Hậu (An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng), Cần Thơ đóng vai trò đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và là địa bàn trọng yếu chiến lược về quốc phòng - an ninh cho toàn khu vực.

Trở lại năm 2005, chỉ hơn 1 năm sau khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết chia TP Cần Thơ thành thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 17.2.2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đã nhấn mạnh xây dựng và phát triển Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 45, ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW về xây dựng, phát triển TP.Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng phát triển TP.Cần Thơ trở thành “thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước ĐBSCL; là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL…”. Bên cạnh đó, nhiều văn bản của Trung ương cũng đã xác định vai trò, vị trí trung tâm vùng ÐBSCL của thành phố này.

Có thể thấy, xuyên suốt trong thời gian dài, Trung ương luôn nhất quán chỉ đạo, định hướng và có nhiều cơ chế, chính sách để xây dựng và phát triển Cần Thơ trở thành một đô thị trung tâm, là hạt nhân liên kết, thúc đẩy sự phát triển cho cả vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, làm gì để Cần Thơ thực sự trở thành “Tây Ðô”, đáp ứng kỳ vọng của người đồng bằng và cả nước, đang là thách thức lớn mà thành phố trung tâm vùng ÐBSCL này phải vượt qua trong thời gian tới mà các cơ chế, chính sách đặc thù cho Cần Thơ được Quốc hội thông qua đang được kỳ vọng là nguồn lực đầu tư mới.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp - nhà nghiên cứu kinh tế ĐBSCL - cho rằng, cần sớm kích hoạt vận hành cơ chế đặc thù cho TP. Cần Thơ sau khi Quốc hội thông qua. Theo ông Hiệp, một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.Cần Thơ không phải hoàn toàn mới, đã có cơ sở thực tiễn được áp dụng tại một số địa phương khác.

Đáng chú ý, Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP Cần Thơ lần này có 2 nội dung mang dấu ấn riêng của vùng Tây Nam bộ là Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ và Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ.

Tại buổi thảo luận của Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh cho rằng, vấn đề nạo vét luồng sông Hậu để duy trì luồng cho tàu vào cảng Cần Thơ đáp ứng công suất 20.000 tấn là vấn đề hết sức cấp bách nhằm giải quyết điểm nghẽn về logistics của cả vùng hiện nay.

Sự cấp bách nằm ở chỗ, trên luồng sông Hậu có đến 13 cảng, riêng cảng Cái Cui có thiết kế đón tàu đến 20.000 tấn, trong khi đó, luồng Định An hiện tại nhiều nơi tàu 10.000 tấn đã không thể vào được. Khơi thông luồng Định An cũng đồng nghĩa với việc giải phóng luồng logitics hàng hải cho nông sản, thủy sản của cả vùng ĐBSCL.

Trong khi đó, trước thực trạng nông sản khu vực này đang bị kìm hãm, giảm sức cạnh tranh bởi nhiều yếu tố, trong đó có công nghệ sau thu hoạch; kết cấu hạ tầng giao thông; hệ thống logistics vẫn chưa đồng bộ, việc ban hành cơ chế đầu tư xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ với những ưu đãi đặc thù, vượt trội được cho là cần thiết và cấp bách.

2 dự án này cùng với các cơ chế đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách, đất đai, quy hoạch,… được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá, không chỉ cho sự phát triển của Cần Thơ mà còn đưa thành phố này thực sự là “Tây Đô”, là trung tâm động lực đưa vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững như tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Trường Nhân
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng cao tốc Bắc - Nam: ĐBQH đề xuất đoạn Cần Thơ - Cà Mau có 6 làn xe

Vương Trần |

Lưu ý về việc đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội đề xuất nâng đoạn Cần Thơ - Cà Mau từ 4 làn xe lên 6 làn xe.

Sẽ xây dựng cầu Cần Thơ 2 từ năm 2026

Minh Hạnh |

Cần thơ - Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – ông Nguyễn Văn Thể, cầu Cần Thơ 2 (dài khoảng 15km, bao gồm cả đường dẫn hai đầu cầu) sẽ được triển khai đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2026-2030.

Cơ chế đặc thù cho TP Cần Thơ sẽ tạo động lực phát triển cả vùng ĐBSCL

Trường Nhân (thực hiện) |

Tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ - Nghị quyết này không chỉ được kỳ vọng sẽ giúp TP Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững mà còn là động lực cho sự phát triển của cả vùng ĐBSCL. Ngày 5.1.2022, trao đổi với Lao Động, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết:

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Xây dựng cao tốc Bắc - Nam: ĐBQH đề xuất đoạn Cần Thơ - Cà Mau có 6 làn xe

Vương Trần |

Lưu ý về việc đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội đề xuất nâng đoạn Cần Thơ - Cà Mau từ 4 làn xe lên 6 làn xe.

Sẽ xây dựng cầu Cần Thơ 2 từ năm 2026

Minh Hạnh |

Cần thơ - Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – ông Nguyễn Văn Thể, cầu Cần Thơ 2 (dài khoảng 15km, bao gồm cả đường dẫn hai đầu cầu) sẽ được triển khai đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2026-2030.

Cơ chế đặc thù cho TP Cần Thơ sẽ tạo động lực phát triển cả vùng ĐBSCL

Trường Nhân (thực hiện) |

Tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ - Nghị quyết này không chỉ được kỳ vọng sẽ giúp TP Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững mà còn là động lực cho sự phát triển của cả vùng ĐBSCL. Ngày 5.1.2022, trao đổi với Lao Động, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: