Kinh phí tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác lao dốc từ 3,3 tỉ xuống còn 500 triệu

TRẦN TUẤN |

Tổng Cục đường bộ Việt Nam vừa phê duyệt phương án tháo dỡ, hoàn trả mặt đường Trạm thu phí Cầu Rác với kinh phí dưới 500 triệu đồng. Trong khi trước đó, Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2) từng trình phương án tháo dỡ với kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng.

Ngày 8.7, ông Nguyễn Thanh Hoài - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 2 - cho biết, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã quyết định phê duyệt phương án tháo dỡ, hoàn trả mặt đường Trạm thi phí Cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) với kinh phí dưới 500 triệu đồng. Ngoài ra, kinh phí bán sắt vụn, phế liệu trạm thu phí sau khi tháo dỡ cũng sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.

Với câu hỏi, tại sao trước đây từ đề xuất của Chi cục Quản lý đường bộ 2.3, sau đó Cục Quản lý đường bộ đã đề xuất phương án tháo dỡ, hoàn trả mặt đường Trạm thu phí Cầu Rác với kinh phí 3,3 tỉ đồng, nhưng nay lại được phê duyệt chỉ dưới 500 triệu đồng?, ông Hoài cho rằng: Khi trình có 2 phương án gồm phương án 1 là tháo dỡ, hoàn trả đồng bộ mặt đường Quốc lộ tại trạm phu phí Cầu Rác bằng thảm nhựa thay thế mặt đường bằng bê tông với kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng nhưng phương án đó không tiết kiệm được kinh phí nên không được duyệt. Còn phương án 2 là tháo dỡ và hoàn trả lại mặt đường bằng bê tông với diện tích ít hơn, tiết kiệm được kinh phí nên nay đã được phê duyệt phương án 2 với kinh phí dưới 500 triệu đồng để tiết kiệm nhất ngân sách.

Theo ông Hoài, dự án đã được phê duyệt quyết định báo cáo kinh tế kỹ thuật. Hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi công tháo dỡ, hoàn trả mặt đường đang chờ Tổng Cục Đường bộ phê duyệt. Với kinh phí dưới 500 triệu đồng, dự án không phải đấu thầu mà chỉ định thầu.

Trước đó, ngày 31.5 và 1.6, Báo Lao Động đã có các bài viết “Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?” và “Vụ xin hơn 3 tỉ tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác: Sao phải bỏ ngân sách ?” đặt ra vấn đề đề xuất tháo dỡ trạm thu phí với kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng là quá cao, dư luận bất bình. Đồng thời, bài báo cũng đặt ra vấn đề tại sao trạm thu phí do doanh nghiệp dựng lên để thu phí BOT mà khi kết thúc thu phí, nhà nước phải dùng ngân sách để tháo dỡ…

Trạm thu phí Cầu Rác dùng để thu phí Dự án BOT Quốc lộ 1A đoạn tránh TP.Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 16km, hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 1.2009.

Dự án do Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà (Tổng Công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư được đặt trạm thu phí Cầu Rác cách tuyến đường tránh Thành phố Hà Tĩnh hơn 30km về phía nam. Đây cũng là trạm thu phí từng bị người dân huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh tập trung phản đối vì cho rằng họ không đi mét đường tránh nào cũng bị… thu phí.

Đầu năm 2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu chủ đầu tư trạm thu phí Cầu Rác tạm dừng hoạt động để có cơ sở tính toán và chốt phương án tài chính của dự án.

Cuối tháng 12.2020, trạm thu phí Cầu Rác được bàn giao lại cho Chi cục Quản lý Đường bộ 2.3 quản lý. Sau hơn 2 năm dừng hoạt động nhưng chưa được tháo dỡ, trạm thu phí này đã gây cản trở giao thông và đã xảy ra một số vụ tai nạn do phương tiện đâm vào “chướng ngại vật” này.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Vụ xin hơn 3 tỉ tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác: Sao phải bỏ ngân sách?

TRẦN TUẤN |

Sau thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã đề xuất trích hơn 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác, hoàn trả lại mặt đường, dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp thu phí xong lại để nhà nước lấy ngân sách dọn "rác"?

Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?

TRẦN TUẤN |

Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã lý giải về đề xuất trích 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Vì sao chưa tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác đã dừng thu phí 2 năm?

TRẦN TUẤN |

Việc xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông tại trạm thu phí Cầu Rác (đặt trên Quốc lộ 1A thuộc xã Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dù trạm này đã dừng hoạt động hơn 2 năm qua khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao chậm tháo dỡ?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Vụ xin hơn 3 tỉ tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác: Sao phải bỏ ngân sách?

TRẦN TUẤN |

Sau thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã đề xuất trích hơn 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác, hoàn trả lại mặt đường, dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp thu phí xong lại để nhà nước lấy ngân sách dọn "rác"?

Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?

TRẦN TUẤN |

Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã lý giải về đề xuất trích 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Vì sao chưa tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác đã dừng thu phí 2 năm?

TRẦN TUẤN |

Việc xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông tại trạm thu phí Cầu Rác (đặt trên Quốc lộ 1A thuộc xã Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dù trạm này đã dừng hoạt động hơn 2 năm qua khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao chậm tháo dỡ?