Không thể thay đổi thói quen xưng hô bằng mệnh lệnh hành chính

QUANG ĐẠI |

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy chế về xưng hô trong nhà trường, trong đó cấm giáo viên không gọi học trò là "con", khuyến khích học trò các cấp xưng "tôi" với giáo viên.

Đề xuất của ông Lại Nguyên Ân rất đặc biệt ở chỗ không dừng lại ở sự khuyến nghị lựa chọn có tính tự nguyện, mà yêu cầu có một văn bản hành chính cấp quốc gia buộc mọi đối tượng liên quan tuân thủ.

Yêu cầu của ông Lại Nguyên Ân đi ngược lại với quy luật của ngôn ngữ và văn hóa. Lối xưng hô trong giao tiếp của cộng đồng đã trở thành tập quán và truyền thống, thành lối ứng xử văn hóa ăn sâu trong nếp nghĩ của mỗi người, trở thành nguyên tắc không thể dễ dàng thay đổi. Việc dùng mệnh lệnh hành chính áp đặt lối xưng hô cho dù đó là trong môi trường giáo dục cũng là sai lầm và không thể thành công.

Nhiều ý kiến phản biện đã chỉ ra cách xưng hô không phải là vấn đề quan trọng, quyết định đến mô hình và chất lượng giáo dục, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. Thực tế là lối xưng hô “thầy/cô - em” hay “thầy/cô - con” đã có lịch sử nhiều chục năm qua ở nước ta, kể từ năm 1945.

Nền giáo dục với lối xưng hô đó đã đạt được rất nhiều thành tích, kết quả, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển đất nước. Hầu như không ai trong môi trường giáo dục cảm thấy lối xưng hô đó là không phù hợp và cần phải có cách xưng hô khác. Việc áp đặt một lối xưng hô khác với thói quen giao tiếp hàng ngày sẽ gây ra tâm lý ngại ngùng, cản trở sự giao tiếp cởi mở thầy-trò.

Tuy nhiên, ẩn ý sâu xa trong đề xuất của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân là cần đổi mới, dân chủ hóa mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên trong nhà trường, để thúc đẩy tư duy phản biện, sáng tạo, xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, tiến bộ, đổi mới toàn diện giáo dục theo xu hướng chung của thế giới.

Đồng thời, tránh lối giảng dạy áp đặt, truyền thụ một chiều, máy móc, thụ động, thiếu dân chủ trong hoạt động giáo dục dẫn đến chất lượng giáo dục suy giảm và không đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Thực tế là trong khoảng chục năm trở lại đây, giáo dục đã thay đổi rất nhiều. Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, người học và xã hội đều nhận thức được không thể đi theo lối giáo dục áp đặt một chiều, đơn giản như trước; học sinh không thể là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động từ giáo viên; không thể độc quyền chân lý trong giáo dục.

Mô hình, phương pháp giáo dục hiện đại, sáng tạo, cá thể hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đã trở nên phổ biến và bắt buộc trong các cơ sở giáo dục. Đó là kết quả, yêu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.

Trong lộ trình đó, lối xưng hô truyền thống không phải là lực cản, mà được xử lý theo kiểu “bình cũ, rượu mới”. Nghĩa là vẫn xưng hô “thầy/cô – em”, “thầy/cô – con”, nhưng bản chất mối quan hệ này đã chuyển biến theo hướng dân chủ hóa, thân thiện, văn minh, hợp tác cùng phát triển mà vẫn mang bản sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, yêu thương và chia sẻ.

Do đó, thiết nghĩ không nên đặt vấn đề thay đổi lối xưng hô trong nhà trường, mà nên quan tâm vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vì mục tiêu phát triển con người và xã hội.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Học sinh nói gì về việc xưng hô "con" với thầy cô?

Hương Huế |

Nhiều học sinh đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến của Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Học sinh nói gì về việc xưng hô "con" với thầy cô?

Hương Huế |

Nhiều học sinh đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến của Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.