Không nên so sánh lương của giáo viên, bác sĩ khu vực công với công nhân

Phương Minh |

Sau loạt bài về lương công chức, viên chức không đủ nuôi con, một số bạn đọc bày tỏ quan điểm, lương của giáo viên, bác sĩ khu vực công hiện nay còn thấp hơn của công nhân đi làm 2 năm. Tuy nhiên, cũng không nên so sánh lương của người hưởng lương theo nhà nước với lương công nhân vì nghề nào cũng có đặc thù riêng.

Bạn đọc Trần My viết: Tôi là giáo viên dạy học 28 năm, học đại học sư phạm nay lương cũng chỉ hơn 10 triệu đồng. Để kiếm thêm thu nhập, giáo viên phải dạy thêm, nhưng không phải môn nào cũng có học sinh học. Các em tôi làm công nhân 2 năm, chưa thấy ai lương dưới 7 triệu đồng/tháng cả. Còn giáo viên trường công, thử hỏi được bao nhiêu người nhận về hơn năm triệu một tháng?

Tương tự, bạn đọc Ngọc Mai bày tỏ: Là giáo viên trường tiểu học công lập, 12 năm trước, tôi được vào biên chế với mức lương 2 triệu đồng, nay lương của tôi nâng lên gần 7 triệu đồng/tháng. Cuộc sống hiện đại, vật giá cũng trở nên đắt đỏ, lương của chúng tôi không thể đủ nuôi con nếu không đi dạy thêm hoặc bán hàng online.

Lương cơ bản của công nhân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng, nếu tăng ca thì thu nhập tăng thêm 3-4 triệu đồng. Trong khi giáo viên, nhất là với bác sĩ phải bỏ công sức học hành, thi cử, trau dồi kinh nghiệm, lương khởi điểm cũng thấp hơn người lao động chân tay.

Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Nga cho biết: Bác sĩ lương thấp và không phải ai cũng có thể mở phòng khám tư. Để đủ điều kiện mở phòng khám, chúng tôi phải mất ít nhất 15 năm (tính cả thời gian học và đi thâm niên làm việc, chứng chỉ hành nghề).

Công nhân học cấp 2 đã có thể đi làm, nhận mức lương 8-9 triệu đồng, còn bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân có hệ số 1 là 2,34, tức là 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng (chưa trừ bảo hiểm xã hội). Lương bác sĩ không bằng công nhân, nghĩ mà buồn!

Ngược lại, bạn đọc Trần Vương cho rằng, so sánh lương giáo viên, bác sĩ công với công nhân là điều không nên. Cuộc sống này, mỗi người mỗi nghề, công chức đi làm còn được nhiều người ngưỡng mộ.

Giới công chức, viên chức bán lao động bằng trí óc, còn công nhân bán lao động bằng chân tay. Giáo viên, bác sĩ không phải cứ có bằng đại học là đòi hỏi lương cao hơn công nhân.

Công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội. Họ bỏ ra nhiều sức lao động, tăng ca ngày đêm tất nhiên phải hưởng lương tương xứng. Lao động chân tay hay trí óc cũng đều quan trọng như nhau. Công nhân còn phải đối mặt với rủi ro bị đào thải khi ngoài 40 tuổi, còn với giáo viên, bác sĩ ở đội tuổi này thậm chí mới kiếm ra được nhiều tiền.

Bạn đọc Hoàng Hạnh cho biết, ngành nghề nào cũng có những vất vả và áp lực riêng. Theo quan điểm của tôi, công nhân càng mất sức hơn nghề khác vì phải đánh đổi sức khỏe để có thu nhập. Nếu đến độ tuổi không thể cày cuốc nữa, họ sẽ phải về quê, hoặc học nghề, thu nhập cũng chẳng khá là bao. Còn với lực lượng giáo viên, bác sĩ, càng có tuổi, càng có kinh nghiệm để kiếm ra tiền. Do vậy, so sánh lương của những người làm nhà nước với công nhân đều rất khập khiễng.

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Công nhân thuê trọ và nỗi lo mùa tựu trường

Quách Du |

Năm học mới bắt đầu, nhìn con trẻ vui bước đến trường, nhiều công nhân làm việc tại các KCN của tỉnh Thanh Hóa vừa mừng vừa lo. Hơn hết, nỗi trăn trở từ câu chuyện đưa đón con đi học đúng giờ đến các chi phí, đồ dùng học tập và nơi ăn chốn nghỉ...

Từ 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi ra sao?

Minh Hương |

Theo bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội, từ ngày 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi.

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thế nào để hưởng lương hưu cao hơn?

Nhóm PV |

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được quy định thế nào? Người lao động đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu cao hơn?

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Công nhân thuê trọ và nỗi lo mùa tựu trường

Quách Du |

Năm học mới bắt đầu, nhìn con trẻ vui bước đến trường, nhiều công nhân làm việc tại các KCN của tỉnh Thanh Hóa vừa mừng vừa lo. Hơn hết, nỗi trăn trở từ câu chuyện đưa đón con đi học đúng giờ đến các chi phí, đồ dùng học tập và nơi ăn chốn nghỉ...

Từ 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi ra sao?

Minh Hương |

Theo bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội, từ ngày 1.10.2022, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi.

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thế nào để hưởng lương hưu cao hơn?

Nhóm PV |

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được quy định thế nào? Người lao động đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu cao hơn?