Không nên quy định đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là bắt buộc

Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã rất nỗ lực để dẹp bỏ các chứng chỉ, văn bằng không cần thiết gây khó khăn cho công chức, viên chức, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế... Với việc bỏ được một loạt văn bằng, chứng chỉ công chức, viên chức cảm thấy nhẹ nhõm", giảm bớt được gánh nặng bằng cấp, an tâm công tác, giảm chi phí xã hội nên được người dân hoan nghênh ủng hộ.

Tuy nhiên, mới đây Bộ Nội vụ công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lại đưa ra chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là một trong những điều kiện bắt buộc để đăng ký dự thi, xét nâng ngạch, bổ nhiệm.

Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, đây là một loại “giấy phép con” hành công chức không cần thiết, gây lãng phí.

Thứ nhất, hiện nay để được bổ nhiệm vào các ngạch, bậc thì công chức, viên chức đều buộc phải qua trải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước tương ứng. Ví dụ, muốn bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên thì phải có chứng chỉ quản lý ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính phải có chứng chỉ quản lý ngạch chuyên viên chính...

Trong một số trường hợp còn phải có thêm trình độ lý luận chính trị tương đương thì mới được dự thi, bổ nhiệm vào ngạch, vào chức vụ nhất định. Do đó, yêu cầu phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là không cần thiết.

không nên quy định việc đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công là bắt buộc. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
không nên quy định việc đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là bắt buộc. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Thứ hai, công chức, viên chức hiện nay đang phải tham gia nhiều lớp, khóa đào tạo bắt buộc như các quản lý nhà nước, lý luận chính trị, đặc biệt là các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Vì vậy, buộc công chức phải tham gia thêm các lớp bồi dưỡng ngạch công chức nữa là tạo thêm gánh nặng, sức ép lớn cho họ.

Thứ ba, đòi hỏi phải có thêm chứng chỉ này sẽ có nhiều cán bộ, công chức có "cơ hội" nhận lương nhưng chỉ để... đi học. Trong khi thực hiện việc tinh giản biên chế khối lượng công việc dồn cho công chức, viên chức ngày càng nhiều, cùng với đó thủ tục hành chính đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức.

Thứ tư, yêu cầu có thêm chứng chỉ buộc chức phải bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, sẽ gây lãng phí rất lớn nguồn lực xã hội, trong khi trên thực tế một số khóa đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ hiện nay nặng hình thức, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng tình trạng cơ quan chức năng buộc phải có văn bằng, chứng chỉ này nọ đôi khi chỉ nhằm mục đích phục vụ "lợi ích nhóm", tạo điều kiện cho các học viện, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng có thêm việc làm mà không tính toán đến lợi ích chung, toàn diện của toàn xã hội.

Bởi vì, hiện nay nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức "lặp đi, lặp lại", vô bổ. Chẳng hạn đào tạo quản lý ngạch chuyên viên cũng chẳng khác nhiều với chương trình chuyên viên chính...

Vì vậy, theo chúng tôi không nên quy định việc đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức là bắt buộc. Cơ quan chức năng chỉ quy định khung chương trình, mở các lớp đào tạo theo nhu cầu. Khi đó, nếu cán bộ, công chức nhận thấy cần thiết cho bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có thể đăng ký theo học mà không bắt buộc, không tổ chức đại trà.

Hiện hay công chức đã phải tham gia quá nhiều chương trình, khóa học bắt buộc, nếu "gánh" thêm chứng chỉ công chức là quá tải, không cần thiết. Mặt khác, thực tế cho thấy nhiều người có bằng cấp này, chứng chỉ nọ nhưng khi làm việc lại không hiệu quả. Đây cũng là để góp phần xóa bỏ tư tưởng coi trọng bằng cấp dẫn đến không trọng dụng được người thực sự có tài như thời gian vừa qua.

Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xếp lương ở ngạch, chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm

M.Phương |

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Một trong những nội dung của Nghị định được quan tâm là việc quản lý công chức, viên chức được chuyển dần sang quản lý theo vị trí việc làm và sẽ xếp lương ở ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó.

Khoản tiền nào sẽ không tăng theo khi chưa tăng lương cơ sở

Minh Phương |

Tháng 7 hàng năm là dịp để tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch của dịch COVID-19 nên Chính phủ đã đề nghị chưa tăng lương cơ sở. Nếu vậy, các khoản tiền nào của công chức, cán bộ sẽ không tăng theo?.

Giữ nhiều chức vụ, cán bộ, công chức nhận lương và phụ cấp thế nào?

Minh Phương |

Có nhiều trường hợp cán bộ, công chức giữ nhiều chức danh lãnh đạo, nhưng nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo thì phụ cấp được tính thế nào?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề xuất xếp lương ở ngạch, chức danh nghề nghiệp ứng với vị trí việc làm

M.Phương |

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Một trong những nội dung của Nghị định được quan tâm là việc quản lý công chức, viên chức được chuyển dần sang quản lý theo vị trí việc làm và sẽ xếp lương ở ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó.

Khoản tiền nào sẽ không tăng theo khi chưa tăng lương cơ sở

Minh Phương |

Tháng 7 hàng năm là dịp để tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch của dịch COVID-19 nên Chính phủ đã đề nghị chưa tăng lương cơ sở. Nếu vậy, các khoản tiền nào của công chức, cán bộ sẽ không tăng theo?.

Giữ nhiều chức vụ, cán bộ, công chức nhận lương và phụ cấp thế nào?

Minh Phương |

Có nhiều trường hợp cán bộ, công chức giữ nhiều chức danh lãnh đạo, nhưng nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo thì phụ cấp được tính thế nào?