Không để người dân “đói”... thông tin

Trần Nghĩa Sơn |

Trước những thiên tai, thảm họa, tâm lý con người thường hoang mang, dao động. Vì vậy, những thông tin kịp thời, sâu sát, cặn kẽ (ở mức có thể) từ những cơ quan có trách nhiệm là rất cần thiết để ổn định tâm lý của người dân.

Hoang mang vì thiếu thông tin 

Gần đây, sự kiện cá chết hàng loạt dọc bờ biển một số tỉnh miền Trung đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Thông tin liên quan về sự kiện này tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. 

Thế nhưng, trong rất nhiều thông tin mà người dân tiếp cận qua Internet, qua mạng xã hội... rất khó để biết đâu là những thông tin đáng tin cậy, để từ đó người dân có hành động phù hợp nhất. 

Một người thân của tôi ở xã Tịnh Long (TP Quảng Ngãi) kể rằng không ít người dân ở đây không dám ăn cá biển. Cá ở vùng cửa sông cũng không dám ăn; thịt heo cũng ngại vì sợ bị nhiễm chất cấm... 

Chị H. - một người buôn bán cá - bây giờ cũng nghỉ không đi buôn nữa vì không mấy ai mua. Nhiều người hoang mang vì sợ cá, tôm bị nhiễm độc. Nhưng họ chưa được cơ quan chức năng của chính quyền cung cấp thông tin chính thức. Bủa vây xung quanh họ chỉ là các đồn đoán, các thông tin "vỉa hè". 

Ngày 30.4, báo chí đưa tin, một số vị lãnh đạo ở Đà Nẵng, Hà Tĩnh đã xuống biển tắm, ăn hải sản ngay tại cảng biển. Đây có thể xem là một thông điệp gửi đến người dân: ăn cá, tắm biển vẫn an toàn, không sao đâu, cứ yên tâm! Thế nhưng, vài hôm sau (3.5) lại có thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra công văn yêu cầu tuyệt đối không tiêu thụ hải sản đánh bắt từ 20 hải lý trở vào bờ nếu chưa qua kiểm định, áp dụng cho bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. 

Giữa những luồng thông tin theo kiểu “trống đánh xui, kèn thổi ngược” như thế, bản thân tôi cũng bán tin bán nghi: nên làm theo các vị lãnh đạo xuống biển ăn cá “vô tư” hay phải cẩn thận “kiểm tra” xem cá có phải được đánh bắt từ 20 hải lý trở ra hay không(?) 

Bài học từ Nhật Bản 

Năm năm về trước, ngày 11.3.2011,  đất nước Nhật Bản hứng chịu một thảm họa kép: động đất và sóng thần. 

Chị Quỳnh Châu, sống tại Nhật, kể lại: Chỉ sau ít phút khi thảm họa xảy ra, toàn bộ các kênh truyền hình quốc gia đã thay đổi  lịch phát sóng, để gần như 24/24 truyền hình trực tiếp về thảm họa: tường thuật tình hình, thống kê thiệt hại và thương vong. Chính phủ Nhật đã thành lập ngay một bộ xử lý khủng hoảng. Cứ hai tiếng họ lại họp báo trên truyền hình để thông tin sâu sát và kêu gọi người dân theo dõi để bình tĩnh hành động.  

Cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima hàng nghìn cây số, dù ở rất xa vùng tâm chấn  và hầu như ít bị ảnh hưởng bởi thảm họa kép, trường đại học Ehime của thành phố Shikoku cũng ngay lập tức tổ chức nói chuyện với sinh viên và dân chúng về những khả năng có thể xảy ra đối với nhà máy điện Fukushima.

Thông tin được in ra thành các tờ rơi được phát tận tay từng người. Hầu như không ai bị thiếu thông tin để khiến họ phải hoang mang hay hoài nghi điều gì cả. 

“Bởi thế, trong thảm họa, cuộc sống ở nước Nhật vẫn diễn ra trong trật tự. Sự kiên nhẫn, bình tĩnh của người dân khi xãy ra thảm họa bắt nguồn từ sự minh bạch trong thông tin và khẩn cấp trong hành động từ phía chính quyền.”, chị Châu viết. 

Đó là bài học tốt cho chúng ta

Nhiều người Việt Nam tỏ thái độ khâm phục tinh thần và cách người Nhật ứng xử trong khi có thảm họa động đất, sóng thần. Chúng ta có thể học tập người Nhật để ứng xử tốt hơn khi có những biến cố xảy ra.

Trước những thiên tai, thảm họa, tâm lý con người thường hoang mang, dao động. Vì vậy, những thông tin kịp thời, sâu sát, cặn kẽ (ở mức có thể) từ

những cơ quan có trách nhiệm là rất cần thiết để ổn định tâm lý của người dân, từ đó giúp họ có hành động đúng đắn để thảm họa không xảy ra tồi tệ hơn. 

 

Trong “cơn bão” thông tin trên các phương tiện truyền thông cũng có không ít thông tin thiếu khách quan, lệch lạc nhằm hạ thấp uy tín của chính quyền. Thông tin kịp thời đến người dân sẽ góp phần phản bác lại những thông tin “gây nhiễu”, sai lệch nói trên. 

Việc chính phủ hỗ trợ thu mua cá, tôm cho bà con ngư dân, không để dân bị thiếu đói là một việc làm rất tích cực. Song thiết nghĩ, có một vấn đề đáng lưu ý nữa là không để người dân “đói”... thông tin. 

Trần Nghĩa Sơn Giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi


Trần Nghĩa Sơn
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Móc túi người về hưu: Từ gửi tiền nhờ giữ hộ đến bỗng dưng... trúng thưởng

Bảo Hân |

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều đối tượng, hình thức lừa đảo nhắm tới những người đã về hưu – những người có khoản tiền dành dụm và thường không rành về công nghệ.

Những hòn đảo Châu Âu sở hữu vẻ đẹp “cách ly” với thế giới

Thảo Phương |

Bên cạnh những địa điểm du lịch sôi động, Châu Âu còn nổi tiếng với một số hòn đảo giúp du khách đến gần hơn với thiên nhiên.

Đội tuyển Việt Nam cần làm gì trên đất Thái?

TAM NGUYÊN |

Sự thay đổi của huấn luyện viên Park Hang-seo và bản lĩnh của các cầu thủ là thứ đội tuyển Việt Nam cần…