Không để lỗ hổng hậu cần khi Đà Nẵng áp dụng biện pháp nghiêm ngặt hơn

Thụy Bất Nhi |

Chưa đầy 24 giờ sau khi có thông tin Đà Nẵng có thể áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn từ ngày 16.8, các chợ, siêu thị Đà Nẵng đầy ứ người dân mua sắm, tích trữ hàng hóa. Sự việc làm “nóng lại” câu hỏi từng đặt ra với chính quyền Đà Nẵng, về công tác hậu cần cho người dân trong các tình huống cấp bách.

Nguyên nhân tình trạng người dân chen lấn mua trữ hàng hóa, là thời gian qua, một số khu vực cách ly ở Đà Nẵng lâm vào cảnh khó khăn bởi không có đường tiếp vận nhu yếu phẩm cho cư dân. Nhiều người dân lo ngại thành phố phong tỏa, họ sẽ không có đủ thực phẩm…

Hậu cần chưa vững, chưa thể hành động

Một câu hỏi gợi nhắc đang được nhiều người đặt ra, là công tác chuẩn bị hậu cần cho các quyết định hành chính có thể tác động đến đời sống người dân, nên được đánh giá đúng mức thế nào.

Bối cảnh chống dịch bệnh hiện nay cũng tương tự chống giặc. Một cựu chiến binh chia sẻ qua mạng xã hội, ai cũng nói “chống dịch như chống giặc”, nhưng chuẩn bị hậu cần như đánh giặc chưa, gần như không ai đề cập. Đây là nguyên nhân để khi có quyết định tình huống nào đó, người dân địa phương lại nhao nhao tích trữ hàng hóa, lương thực.

Thực trạng là nhiều nơi ở Đà Nẵng đang lên cơn sốt trữ hàng là điển hình cho vấn đề này. Hệ lụy là giá cả leo thang, người dân vi phạm quy định phòng dịch… Song ngay Sở Công Thương Đà Nẵng cũng tỏ ra lúng túng, với kịch bản xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm cho người dân khi có phong tỏa.

Nên có ngay những lộ trình

Trong đề xuất từ lãnh đạo quận Sơn Trà tới Thành phố Đà Nẵng, công tác hậu cần với chuỗi cung ứng có mô hình phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân, đã được nhấn mạnh như giải pháp chính để “ai ở đâu thì ở yên đó”. Thực tế vì ở tâm dịch, quận Sơn Trà đang là địa phương duy nhất không có cảnh chen lấn mua trữ hàng hóa. Song thực trạng cách ly cũng khiến địa bàn phải triển khai công tác hậu cần cho người dân chu đáo hơn.

Ông Nguyễn Thành Nam - Phó Chủ tịch UBND quận - chia sẻ, qua mấy tuần thực nghiệm, hiện tại quận đã xác định 2 mô hình, bán hàng combo và bán hàng qua xe lưu động, để dần thay thế dạng đặt hàng qua tổ dân phố. Hai mô hình này chỉ cần có hợp tác tích cực của các doanh nghiệp cung ứng và nông dân các địa phương là triển khai hữu hiệu.

Theo đó, thực phẩm, nông sản sẽ được nông dân chia vào các túi, giao cho nhà cung ứng, vận chuyển vào các điểm tập kết ở khu dân cư. Người dân theo lịch trình tổ dân phố tổ chức, ra nhận từng túi. Nếu muốn mua thêm hàng ngoài combo, người dân sẽ mua ở các xe lưu động, do nhà cung ứng thiết kế, bố trí thành kệ dọc thùng xe, nhân viên bán hàng không tiếp xúc trực tiếp. Việc thanh toán sẽ ưu tiên dùng tiền hỗ trợ của địa phương, giao tổ dân phố chi trả cho nhà cung ứng, thay vì phải đến từng hộ phát tiền.

Ông Nam nhấn mạnh, 2 mô hình thật ra không mới, có thể làm ngay khi chọn được nhà cung ứng đủ năng lực. Trước mắt, địa phương nên mời gọi các doanh nghiệp đang hoạt động, với hợp đồng trách nhiệm cụ thể hơn, đơn vị nào không đáp ứng được thì rút khỏi chuỗi cung ứng. Dài lâu về sau, địa phương cần cơ chế khích lệ những doanh nghiệp có hướng triển khai mô hình mới, sẵn sàng cho những tình huống khác.

Theo đại diện Sở Công Thương Đà Nẵng, những mô hình ở Sơn Trà và một số vùng cách ly Đà Nẵng, đang tiếp tục được đánh giá, để sớm đưa vào áp dụng và hoạch định về sau. Song mục tiêu luôn đặt ra, là các mô hình phải trực tiếp giải được bài toán hậu cần cho người dân vùng phong tỏa. Phải xây dựng được các kịch bản và chuỗi cung ứng ổn định, người dân mới an tâm chấp hành các chủ trương, không còn cảnh hoang mang chen lấn.

Chính lỗ hổng hậu cần phải trở thành bài học kinh nghiệm, để Đà Nẵng nói riêng và các địa phương nói chung lưu ý, trước khi có những quyết sách mới ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Thụy Bất Nhi
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng điều chỉnh vùng cách ly y tế, nới lỏng nhiều khu vực ở quận Sơn Trà

An Thượng |

Ngày 12.8, UBND quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã có quyết định điều chỉnh phạm vi cách ly y tế. Theo đó, sẽ thiết lập vùng cách ly y tế mới theo lộ trình trên hướng về phía bắc và phía tây của quận. Một số khu vực sẽ được nới lỏng.

Người dân Đà Nẵng đồng tình nếu phải "đóng cửa" 7 ngày

Thanh Chung |

Nếu dịch bệnh không giảm người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở nhà, cả cán bộ công chức, người lao động làm việc tại chỗ, không được di chuyển đi nơi khác trong vòng 7 ngày. Sau khi nhận thông tin trên, đa số người dân đồng tình, với mong muốn sớm khoanh vùng, khống chế được dịch bệnh COVID-19.

Dùng biện pháp cực mạnh, Đà Nẵng có cơ hội đi trước dịch 1 bước

Thanh Hải |

Phát biểu tại kỳ họp thứ 2 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 sáng nay - 12.8, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng - Nguyễn Văn Quảng cho biết thành phố có thể thực hiện các biện pháp phòng dịch cấp cao hơn trong tuần tới. Toàn thành phố có thể sẽ "án binh bất động" trong vòng 7 ngày.

Đà Nẵng mở rộng đối tượng hỗ trợ đến người lao động thu nhập thấp

Tường Minh |

Các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng sẽ mở rộng đối tượng, tới đây sẽ hỗ trợ cho các lao động có thu nhập thấp, lao động tự do… bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đà Nẵng điều chỉnh vùng cách ly y tế, nới lỏng nhiều khu vực ở quận Sơn Trà

An Thượng |

Ngày 12.8, UBND quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã có quyết định điều chỉnh phạm vi cách ly y tế. Theo đó, sẽ thiết lập vùng cách ly y tế mới theo lộ trình trên hướng về phía bắc và phía tây của quận. Một số khu vực sẽ được nới lỏng.

Người dân Đà Nẵng đồng tình nếu phải "đóng cửa" 7 ngày

Thanh Chung |

Nếu dịch bệnh không giảm người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở nhà, cả cán bộ công chức, người lao động làm việc tại chỗ, không được di chuyển đi nơi khác trong vòng 7 ngày. Sau khi nhận thông tin trên, đa số người dân đồng tình, với mong muốn sớm khoanh vùng, khống chế được dịch bệnh COVID-19.

Dùng biện pháp cực mạnh, Đà Nẵng có cơ hội đi trước dịch 1 bước

Thanh Hải |

Phát biểu tại kỳ họp thứ 2 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 sáng nay - 12.8, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng - Nguyễn Văn Quảng cho biết thành phố có thể thực hiện các biện pháp phòng dịch cấp cao hơn trong tuần tới. Toàn thành phố có thể sẽ "án binh bất động" trong vòng 7 ngày.

Đà Nẵng mở rộng đối tượng hỗ trợ đến người lao động thu nhập thấp

Tường Minh |

Các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng sẽ mở rộng đối tượng, tới đây sẽ hỗ trợ cho các lao động có thu nhập thấp, lao động tự do… bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.