Không còn "Tiên học lễ, hậu học văn" thì sẽ là gì?

ThS Phạm Văn Chung |

Tại hội thảo với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng cần chấm dứt khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" vì nó mang nặng tính phục tùng và không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Ý kiến này đã gây ra nhiều tranh cãi, đa số ý kiến cho rằng quan điểm này là không hợp lý, thiếu thuyết phục.

Theo quan điểm người viết thì GS Thêm có phần nào áp đặt khi cho rằng "sáng tạo thuộc về tài năng trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, "tiên học lễ hậu học văn", đề cao sự phục tùng".

Lễ nghĩa ở đây cần phải hiểu đó chính là đạo đức. Đối với con người thì đạo đức là gốc, là nền tảng, là trước hết quan trọng nhất nên phải có đạo đức mới có thể tiếp thu tri thức, văn hóa, giáo dục để giúp hình thành nhân cách, trở thành con người có ích cho xã hội, đất nước.

Khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ là quan điểm lễ nghĩa nho giáo truyền thống, nguyên gốc mà đã được bổ sung các giá trị tiến bộ của thời đại, phù hợp với từng bậc học, cấp học...

Tuy vậy, theo quan điểm của GS Thêm thì khẩu hiệu trên đang bị bê nguyên lễ nghĩa nho giáo và lễ nghĩa nho giáo thì không có giá trị tốt gì cần phát huy trong thời đại ngày nay?

Thực tế hiện nhiều trường học vẫn sử dụng các khẩu hiệu khác như "Thi đua dạy tốt - học tốt", "Thầy cô mẫu mực, học sinh tích cực", "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"... nhưng cũng không thay đổi bản chất vấn đề là đề cao đạo đức, lễ nghĩa, phép tắc. Điều này phù hợp, không trái với ý nghĩa, mục đích sâu xa của khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn".

Vì vậy, không cần thiết phải bỏ, chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" mà nên phát triển, bổ sung, sáng tạo tùy thuộc vào ngành học, cấp học cho phù hợp là được. Bởi không phải vô cớ mà cha ông ta trải qua hàng chục thế kỷ vẫn duy trì, sử dụng khẩu hiệu này và nó vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày hôm nay.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đạo đức, văn hóa, lễ nghi, ứng xử trong trường học một số nơi đang bị xem nhẹ, buông lỏng thì vấn đề lễ nghĩa, đề cao đạo đức càng nên được chú trọng, giữ gìn. Bởi nếu không giữ gìn nền tảng đạo đức có trong khẩu hiệu, "triết lý giáo dục" này thì hậu quả tiêu cực đối với xã hội, nền giáo dục nước nhà sẽ rất lớn.

ThS Phạm Văn Chung
TIN LIÊN QUAN

GS Trần Ngọc Thêm nói gì về bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo" của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Để hiểu rõ hơn về đề xuất này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Thêm.

GS Trần Ngọc Thêm: Hiểu đúng đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở xã hội hiện nay phẩm chất và năng lực đều quan trọng. Trong đó, đức phải có trước tài nhưng đó chỉ là điều kiện cần, là cái nền để trên đó phát triển và bồi dưỡng tài năng. Chúng ta cần thay đổi quan niệm về “trồng người”, về “Tiên học lễ, hậu học văn” để đào tạo ra con người toàn diện, chủ động, khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

GS Trần Ngọc Thêm nói gì về bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo" của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Để hiểu rõ hơn về đề xuất này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Thêm.

GS Trần Ngọc Thêm: Hiểu đúng đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở xã hội hiện nay phẩm chất và năng lực đều quan trọng. Trong đó, đức phải có trước tài nhưng đó chỉ là điều kiện cần, là cái nền để trên đó phát triển và bồi dưỡng tài năng. Chúng ta cần thay đổi quan niệm về “trồng người”, về “Tiên học lễ, hậu học văn” để đào tạo ra con người toàn diện, chủ động, khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.