Không có gì phải sốc với phương án thi tốt nghiệp 2017!

Trần Vũ |

Nhân đọc bài: “Phương án thi THPT Quốc gia thay đổi gây sốc” trên báo Lao Động ngày 10/9/2016, tôi cho rằng: Không có gì phải “sốc”!

Theo dự thảo của Bộ GDĐT: Kỳ thi tốt nghiệp quốc gia năm 2017, thí sinh sẽ thi 6 môn trong 4 bài thi gồm 3 bài bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài tự chọn hoặc Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội ( Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân); thay vì 4 bài thi của 4 môn ở kỳ thi “2 trong 1” trong các năm trước đây; chỉ có bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm. 

Với cách thi này, học sinh phải học tất cả 9 /13 môn có trong chương trình giáo dục cấp THPT của Bộ GD&ĐT, rồi chọn 6/9 môn để thi tốt nghiệp THPT năm 2017. Nhận định về dự thảo phương án thi tốt nghiệp năm 2017 của Bộ GD&ĐT, trên các Báo : “Lại đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2017: Học sinh có kịp trở tay ?” , “ Phương án thi THPT Quốc gia thay đổi gây sốc” (Báo Lao động) ; “ Đổi mới thi THPT: Quá cập rập ” (Báo Pháp luật); “ Cần có lộ trình để thí sinh chuẩn bị” và “ Thi THPT quốc gia với 5 bài thi từ 2017 có kịp trở tay?” ( Báo Tuổi trẻ ); “ Dự thảo thi 2017: Học sinh và nhà trường lo “ trở tay không kịp” (Báo Dân trí ); “ Thi tích hợp: Khó trở tay” (Báo Người Lao Động)...

Thiết nghĩ, số môn thi, nội dung thi và hình thức thi theo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 của Bộ GD&ĐT là tương đối hợp lý, không có gì phải tranh cãi: Đó là trang bị kiến thức toàn diện và chấm dứt tình trạng học sinh học lệch, học tủ từ nhiều năm nay, bài thi được chấm khách quan , kỳ thi đảm bảo được đánh giá công bằng, tạo điều kiện cho các trường Đại học xét tuyển đúng với năng lực học tập của học. 

Có ý kiến cho rằng: “Đổi mới trong thi, đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp THPT cần thông báo sớm cho thí sinh, để các em kịp chuẩn bị mà không rơi vào bị động” ( Báo Tuổi trẻ ) hoặc “Các em sẽ không học lệch được, nhưng học trò sẽ “chết” vì kiến thức các môn quá nhiều, dù chọn khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên” (báo Pháp luật). 

Thiết nghĩ, không có gì phải “ sốc” hoặc “cập rập” hoặc phải được thông báo sớm khi thi nhiều môn; có chăng là do lâu nay, khi thi tốt nghiệp với 4 môn nên học trò học kỹ có 4 môn, năm nay thi 6 môn, lại có môn thi mới Giáo dục công dân và thi theo bài thi tổ hợp, hầu hết thi hình thức trắc nghiệm, mà cho rằng phương án thi tốt nghiệp như thế, thì nhà trường, thầy cô giáo và học sinh lúng túng, trở tay không kịp là không hợp lý. 

Nếu như ngay từ lớp đầu cấp ở trường phồ thông, hiệu trưởng quản lý việc dạy và học nghiêm túc, siết chặt việc cho kiểm tra của giáo viên tất cả các môn học đúng theo quy chế của Bộ GD&ĐT từ môn Văn, Toán, Ngoại ngữ … đến môn Công nghệ, Thể dục, Giáo dục quốc phòng, không để giáo viên tuỳ tiện nâng điểm, không chạy theo thành tích và xử lý nghiêm giáo viên vi phạm; chắc chắn học sinh sẽ học đều các môn, không có môn nào là môn phụ; thì nay đâu đến nỗi phải lo lắng, không kịp trở tay? 

Với hình thức thi trắc nghiệm tất cả các môn, trừ môn Văn, nhiều ý kiến tranh cãi gay gắt, nhất là trắc nghiệm môn Toán trên các Báo: “Trường, thí sinh bị động vì phương án thi mới”, “ Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh mất hứng thú” (Báo Pháp luật); “ Phản ứng gay gắt về thi trắc nghiệm Toán”, “ Thi trắc nghiệm Toán: Phải trả giá đắt”, “ Thi trắc nghiệm Toán: Thất bại nếu không chuẩn bị kỹ”… Nhưng, theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT: “Không có lý do gì không thể thi trắc nghiệm Toán, dù với hình thức trắc nghiệm hay tự luận. Để giải được bài tập môn Toán, học sinh đều cần lý luận, chứng minh, không thể chỉ dựa vào may rủi. “Nếu ở bài thi tự luận thí sinh phải nắn nót, viết sao cho đẹp, thì với dạng câu hỏi trắc nghiệm thí sinh chỉ mất vài giây để giải, đây cũng là cách để các em rèn luyện kỹ năng thi cử ở môi trường quốc tế, nếu không học sinh sẽ không thể hội nhập” (theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT, báo Pháp luật). 

Vậy là rõ ràng là không có lý do gì để không thể thi trắc nghiệm kể cả môn Toán và không có gì phải “sốc” khi đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 như trong dự thảo phương án thi của Bộ GD&ĐT. Hy vọng rằng: Nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh ủng hộ sự thay đổi cần thiết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017.

Trần Vũ - tranquay33@gmail.com - 0918045334

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Mời bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoc@laodong.com.vn, bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.

 

Trần Vũ
TIN LIÊN QUAN

10 lời chúc Tết Nguyên đán thay thế Happy New Year

Vân Trang |

Ngoài lời chúc "Happy New Year", bạn có thể tham khảo thêm những câu chúc tiếng Anh bên dưới đây để gửi tới người thân vào dịp Tết Nguyên đán 2023.

Nghề trông thú cưng ngày Tết ở Trung Quốc đắt khách trở lại

Thanh Hà |

Tại khách sạn của Zhou Tianxiao ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, lượng đặt phòng đang tăng nhanh khi Trung Quốc nới lỏng quy định ngừa COVID-19 làm bùng nổ du lịch.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Táo Giao thông Chí Trung: Tết tôi thích đóng cửa xem phim và đọc sách

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng", NSƯT Chí Trung chia sẻ về cuộc sống khác biệt sau khi nghỉ chế độ, không còn gánh trên vai trách nhiệm của Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Hà Nội: 30 Tết, người dân chen chúc ở "chợ nhà giàu" mua đồ cúng Tết

HỮU CHÁNH |

Từ sáng sớm 21.1 (30 Tết), rất đông người Hà Nội đổ về "chợ nhà giàu" (ở quận Hoàn Kiếm), chi tiền triệu mua đồ cúng Tết để bày tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.