Không có cướp phết sẽ mai một giá trị truyền thống của lễ hội?

TÚ NGUYÊN |

Lễ hội làng Đông Lai, xã Bàn Giáp, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 đã không có cướp phết như những năm trước.

Sau thời gian vận động thuyết phục của chính quyền địa phương, Ban Tế  lễ nhất trí tiến hành lễ hội như trên. Tuy nhiên vẫn còn ít nhiều người dân tỏ ra luyến tiếc cách làm cũ đã tồn tại hàng trăm năm nay. Có người cho rằng, không  cướp phết năm nay không có cảnh chen lấn, giành giựt, tranh cướp là...không vui. Không có cướp phết sẽ làm mai một giá trị truyền thống. Những lý do họ viện dẫn giữ lại tập tục cũ chung quy  xoay vào hai góc nhìn chính: truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, theo tôi, dưới góc nhìn văn hóa đích thực: truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc trong bất kỳ tập tục nào cũng phải phù hợp với luật pháp hiện hành, đạo đức và văn minh.

Trước hết xin được nêu lên một số quan điểm của những người không muốn xóa bỏ các tập tục đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại.

Đình, chùa, đền thờ, miếu... nói chung là nơi thờ vua, chúa, các bậc khai quốc công thần, chống ngoại xâm, khai hoang mở cõi... nói chung là có công với đất nước, con người vùng, miền. Tổ chức ngày lễ hội để nhớ lại công đức các bậc tiền nhân, đồng thời qua đó giáo dục hậu thế lòng yêu thương con người, quê hương, đất nước.

Ở góc độ tâm linh khi tiến hành các tập tục lễ hội là nhằm “ thông công” gợi ý với bậc thánh, thần hãy mang sinh khí, sự phát triển đến nơi đây. Các tập tục này không ngoài mục đích cầu cho “gia gia thịnh, quốc quốc an” cầu may, cầu phúc cho mọi người. Những tập tục cho dù có “ghê rợn” đến mức nào cũng phải tiến hành theo “nguyên bản” vì nó vượt qua cả khái niệm dã man hay không dã man. Nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông, tính văn hóa(?).

Bỏ tập tục có từ lâu đời của lễ hội ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa, làm nghèo văn hóa. Một Tiến sĩ xin được không nêu tên, có lần đã nói: “Nếu cái nào cũng phải thay đổi theo cuộc sống mới thì còn đâu ra các phong tục và sẽ làm nghèo văn hoá."(?)

Cách lý giải trên tôi thấy chưa được thuyết phục.

Tôi cho rằng,  làm nghèo văn hóa vừa là tư duy số lượng và cũng vừa là tư duy chất lượng văn hóa. Như vậy cần phải hiểu văn hóa là “gạn đục khơi trong”, tức là phải có sự lựa chọn : Giữ và phát huy cái tốt là mỹ tục, bỏ cái xấu là hủ tục . Như tục “Chém Lợn” hay “Đâm Trâu” mang đậm nét bạo lực, dã man, nhất là có sự chứng kiến của trẻ em; nó phản lại tính nhân văn tức phản văn hóa thì loại bỏ đó là tiến trình hành động đúng qui trình trong qui luật đào thải của xã hội loài người văn minh.

Nhà sử học Lê Văn Lan đã nói: “Tôi quan niệm, người dân giữ tính chất của lễ hội truyền thống nhưng về hình thức thì phải thay đổi theo thời cuộc. Ngày xưa chém một con lợn hay đâm một con trâu thì không có vấn đề gì, nhưng bây giờ thì hơi ghê rợn. Giữ truyền thống nhưng cũng phải phù hợp với tiến trình văn minh của nhân loại”.

Từ hàng nghìn năm trước, việc dùng máu và sinh mạng con người tế lễ thần linh đã trở thành tập tục từ các nền văn minh lớn trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Theo đà tiến hóa của nhân loại,việc tế lễ dùng máu người, con người dần dần thay thế  máu động vật, động vật; từ thịt sống thay thế thịt chín và hôm nay, ngày mai tất nhiên phải được thay thế bằng một hình thức văn minh tiến bộ hơn.

Lễ hội là truyền thống, bản sắc của dân tộc nhưng cách tế lễ không thể phục vụ cho việc mua vui con người bằng hình thức giết chóc mang tính bạo lực, dã man hay tranh cướp, giẫm đạp lên nhau mà biện minh là truyền thống và bản sắc thật không thuyết phục chút nào.

Tôi cho rằng, giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc là bất biến nhưng những hành vi thể hiện phải vạn biến, phải phù hợp theo từng thời kỳ tiến bộ, văn minh của nhân loại.

Ngày xưa, lễ hội làng Đông Lai có tục “cướp phết” thì hôm nay chuyển sang “sờ phết” và một ngày nào đó khi tục “sờ phết”  gây ra nhiều hệ lụy thì “nhìn phết” chẳng hạn. Các lễ hội khác tại sao không?

Sự thay đổi hình thức tế lễ trong các lễ hội tại ít nhiều địa phương theo định hướng nhân văn từ năm 2016 đến nay, phải thành thật ghi nhận có sự tích cực vào cuộc của  bộ ngành chức năng và địa phương. Đặc biệt chính quyền cơ sở, nơi gần dân nhất, hiểu dân nhất và là nơi thuyết phục, vận động người dân từng bước loại bỏ hủ tục, tổ chức một lễ hội văn minh hiệu quả nhất.                                                                                                  

TÚ NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành 100 huy chương vàng tại SEA Games 32

HOÀNG NGUYÊN |

Đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu lọt vào top 3 khu vực và đạt từ 100 huy chương vàng trở lên tại SEA Games 32.

Kon Tum xảy ra động đất có độ lớn 3,6 độ richter

Vương Trần |

Một trận động đất có độ lớn 3,6 độ richter đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vào chiều nay (7.2).

Tàu tuần tra Hải quân Anh cập cảng ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM - Chiều 7.2, tàu tuần tra xa bờ của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên HMS Spey, do Trung tá Thuyền trưởng Michael Proudman chỉ huy đã cập cảng bến Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày tại TPHCM.

Tổng thống Biden nêu lý do Mỹ không cung cấp F-16 cho Ukraina

Khánh Minh |

Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ nên ở lại trong nước và không gửi đến Ukraina, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm 6.2.

Bộ Y tế có Thứ trưởng mới, không phải nhân sự ngành y

Thùy Linh |

Chiều 7.2, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Đức Luận giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

UBND TPHCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ chủ chó đánh người ở chung cư

MINH QUÂN |

TPHCM - Liên quan vụ việc chủ chó đánh người cha bảo vệ con ở chung cư, UBND TPHCM yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với hành vi nuôi thả động vật không rọ mõm, không đúng quy định và hành vi cố ý gây thương tích.

Hàng loạt quán "Cà phê âm nhạc" dội âm thanh cực lớn, náo loạn khu dân cư

NHÓM PV |

Theo phản ánh của người dân tại khu vực ngách 35 ngõ 76 phố An Dương, phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt các ngôi nhà cấp 4 hoặc xây thấp tầng mở kinh doanh, treo biển “cà phê âm nhạc”. Hằng ngày, từ khoảng 19 giờ, các quán đồng loạt lên nhạc, bật đèn màu, mở âm thanh cỡ lớn, náo loạn cả khu dân cư khiến người dân vô cùng bức xúc.

Khởi tố 13 bị can ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 9201D, Quảng Nam

Trà Ban |

Ngày 7.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã, khởi tố vụ án, khởi tố 13 bị can liên quan sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 9201D, tỉnh Quảng Nam.