Thi THPT quốc gia năm 2016

Khâu coi thi – Yếu tố quan trọng, quyết định nhất

Đỗ Ngọc Tấn |

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 sắp đến gần. Các nhà trường, thầy cô giáo, học sinh đang tích cực dạy học, ôn tập để mong có được kết quả thi tốt nhất. Bộ GD và ĐT trong thời gian qua đã tổ chức nhiều hội nghị và ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn để kỳ thi này diễn ra an toàn, đúng quy chế và đạt được mục tiêu đề ra.

Nói gì thì nói, yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần cho kỳ thi thành công, đó chính là công tác tổ chức coi thi ở tất cả hội đồng coi thi từ cụm địa phương đến cụm đại học. 

Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ GD và ĐT từng thừa nhận đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua, công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, để nảy sinh tiêu cực, gây bức xúc dư luận xã hội như vụ việc ở Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô ( Bắc Giang) năm 2012. 

Nhiều Hội đồng thi không hoàn thành chức trách nhiệm vụ. Thanh tra thi  thì lơ là, buông lỏng công tác giám sát và xử lý sai phạm của giám thị và thí sinh. Giám thị ở một số phòng thi thì thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận… 

Từ thực tế bức xúc đó, bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2013, trong quy chế Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã  phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. 

Lý giải về điểm này, Bộ GD&ĐT cho rằng, đây sẽ là biện pháp tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các hành vi tiêu cực trong công tác coi thi, góp phần xiết chặt hơn nữa kỷ luật phòng thi. 

Là một nhà giáo có 20 năm làm công tác thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH, CĐ,  nhiều năm qua, tôi  thấy Bộ giáo dục đã có những  nỗ lực, điều chỉnh, thay đổi về Quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh để đưa công tác thi, nhất là coi thi đi vào nề nếp, ổn định lâu dài. 

Giao quyền tổ chức coi thi và chấm thi tốt nghiệp THPT cho từng trường ở những năm 1987,1988. Tăng cường công tác thanh tra thi ở tất cả các Hội đồng thi mà lực lượng là các thầy cô giáo, giảng viên của các trường Cao đẳng, đại học, từ năm 2007-2009. Chấm chéo bài thi các môn tự luận giữa tỉnh này với tỉnh khác, vào các năm 2010, 2011. Song thật tiếc những nỗ lực, đổi thay đó của Bộ Giáo dục vẫn chưa đủ lực, chưa đủ sức công phá, đẩy lùi căn bệnh giả dối và căn bệnh thành tích trong thi tốt nghiệp THPT của ngành giáo dục và địa phương vốn đã thấm vào máu, thịt. Do đó, tiêu cực trong thi tốt nghiệp ngày càng khủng khiếp, tràn lan, vượt ra mọi rào chắn, quy định, khiến nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề chán nản, xót xa trước thực trạng không thể chấp nhận nổi. 

Cho phép thi ghi hình trong phòng thi có thể được xem là giải pháp hữu hiệu để cứu vãn một kỳ thi quan trọng mà có quá nhiều tai tiếng và tiêu cực. Nếu như không có thí sinh mang thiết bị ghi hình, ghi âm vào phòng thi và quay, ghi những cảnh tượng tiêu cực, gian dối ở Hội đồng thi THPT dân lập Đồi Ngô ( Bắc Giang) năm 2012, rồi đưa lên mạng thì làm sao Bộ giáo dục, dân chúng cả nước biết được thực chất kỳ thi ở đó nó như vậy?  

Năm 2013, có thêm phần mới đó, các Hội đồng coi thi thêm phần khó khăn, vì việc xác định thiết bị quay phim, chụp ảnh không phát được tại chỗ là không hề đơn giản chút nào. Bởi lẽ, tất cả thầy cô giáo có phải là chuyên gia về các thiết bị điện tử đâu mà biết nó có phát hay không phát, đặc tính, chức năng của nó như thế nào. Hơn nữa, điểm này dễ tạo căng thẳng, áp lực lớn cho giám thị làm công tác coi thi. Mặt khác, nhiệm vụ của thí sinh là tập trung vào làm bài thi cho tốt, chứ không phải vào phòng thi để “ canh” bắt  giám thị và thí sinh khác. Có người nói: “Lãnh đạo ngành giáo dục đang muốn làm khó cho giám thị, thầy cô giáo lẫn học sinh”. 

Một số thầy cô giáo từng đề xuất ý kiến :”Bộ GD&ĐT đã bố trí đủ các lực lượng làm công tác coi thi thì nên phát huy tính hiệu quả của các đối tượng này, không nên vì áp lực của dư luận xã hội mà đưa ra biện pháp mang tính “đối phó”. Nhưng thực tế lại tồn tại nghịch lý là, bao nhiêu năm nay, Hội đồng thi nào cũng đầy đủ các thành phần cả, về chức năng, nhiệm vụ thì  được quy định rất chi tiết, cụ thể trong các loại văn bản mà chẳng làm nên trò trống gì, tiêu cực vẫn cứ hoàn tiêu cực…. Trải nghiệm hàng chục năm làm công tác thi tốt nghiệp, từ coi thi, chấm thi, thanh tra thi, tôi và nhiều thầy, cô giáo rất ủng hộ việc làm trên của Bộ giáo dục, phải mạnh dạn cải tiến, áp dụng cái mới, chứ nhiều biện pháp, “ liều thuốc” cũ, nay đã bị “ lờn thuộc”, vô hiệu hóa rồi. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015, với mục đích “ 2 trong 1”, có hai loại cụm thi liên tỉnh ĐH và địa phương, lần đầu tiên được tổ chức. Công tác coi thi được củng cố, xiết chặt, kỷ cương phòng thi được đảm bảo, không có vụ tiêu cực, lộn xộn lớn nào xảy ra. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều giáo viên đi coi thi thì ở nhiều cụm thi địa phương vẫn có biểu hiện tháo khoán, dễ dãi… từ giám thi, lãnh đạo hội đồng coi thi, một số thí sinh vẫn có cơ hội xem tài liệu, copy bài của nhau….Học sinh thi ở cụm địa phương “ hưởng lợi “ nhiều hơn so học sinh thi ở cụm ĐH. 

Vì vậy, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ấy, có luồng ý kiến, Bộ GD và ĐT nên bỏ cụm thi địa phương, giao hẳn cho cụm thi ĐH để việc coi thi đồng bộ, nghiêm túc, công bằng hơn. Đến năm nay, lần thứ hai tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, cuối cùng chốt lại, mỗi tỉnh có 2 cụm thi, số cụm thi tăng lên, số thí sinh đăng ký cụm địa phương nhiều hơn từ 10 đến 15% so với năm trước. 

Mặc dù, Bộ GD và ĐT đã có 1 số điều chỉnh về công tác phối hợp giữa các Sở GD và các trường ĐH, CĐ, giữa giám thị các trường THPT và giám thị các trường ĐH, CĐ nhưng nỗi lo về tiêu cực, tình trạng tháo khoán trong khâu coi thi, nhất là các cụm địa phương, kể cả cụm ĐH chủ trì vẫn hiện hữu.  

Chúng tôi thiết nghĩ, Bộ GD và ĐT cần củng cố thêm về quy định những vật mang vào phòng thi phải rõ ràng, rành mạch, cụ thể hơn. Đồng thời, công tác chuẩn bị, tập huấn về công tác thi cần tổ chức học tập, quán triệt nên hết sức chu đáo, kỹ lưỡng để các trường THPT, ĐH, CĐ, thầy cô giáo, học sinh không gặp khó khăn, lúng túng; tự tin, vững vàng trong nghiệp vụ của mình.  

Trong quá trình coi thi, những sai phạm của giám thị, thí sinh cần được xử lý kịp thời, công khai, đúng qui chế thì mới có sức răn đe. Song đó cũng chỉ là những biện pháp để ngăn chặn tiêu cực trong thi cử mang tính chất tạm thời, ngắn hạn mà thôi.   Vấn đề căn cơ, cốt lõi ở đây là chiến lược, cách thức xây dựng, giáo dục đạo đức cho học sinh, là bài học về lòng trung thực, lòng tự trọng, dám nhận thất bại, biết xấu hổ khi gian dối trong kiểm tra, thi cử.  Đổi mới căn bản về cách dạy-học, về cách kiểm tra, ra đề theo hướng phát huy được năng lực của người học.  

Còn các nhà quản lý giáo dục cũng như thầy cô phải rũ bỏ, nói không với căn bệnh thành tích đã thấm trong máu thịt; làm việc, coi thi thực hiện đúng quy chế; tinh thần trách nhiệm cao, không sợ bất kỳ áp lực nào từ địa phương…. thì mới mong có được những kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia thật sự đồng bộ, nghiêm túc, công bằng, khách quan, mới mong chất lượng giáo dục phổ thông được đánh giá thực chất, một cơ sở đáng tin cậy để các trường ĐH, CĐ xét tuyển sinh, tuyển chọn được những học sinh đủ năng lực, phẩm chất theo học ĐH, để các thế hệ học sinh  sau này còn biết lo, biết “ sợ” mà cố gắng, nỗ lực, học tập, rèn luyện cho tốt. 

ĐỖ TẤN NGỌC Phó Hiệu trưởng- Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng- Sơn Tịnh-Quảng Ngãi  


 

Đỗ Ngọc Tấn
TIN LIÊN QUAN

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Móc túi người về hưu: Từ gửi tiền nhờ giữ hộ đến bỗng dưng... trúng thưởng

Bảo Hân |

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều đối tượng, hình thức lừa đảo nhắm tới những người đã về hưu – những người có khoản tiền dành dụm và thường không rành về công nghệ.

Những hòn đảo Châu Âu sở hữu vẻ đẹp “cách ly” với thế giới

Thảo Phương |

Bên cạnh những địa điểm du lịch sôi động, Châu Âu còn nổi tiếng với một số hòn đảo giúp du khách đến gần hơn với thiên nhiên.