Khán giả bắt đầu ngán ngẩm với phim Việt mô típ cũ, dài lê thê

LƯƠNG HẠNH |

Trước loạt phim Việt về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... phát sóng thời gian gần đây, nhiều bạn đọc gửi đến Báo Lao Động quan điểm về những bộ phim này.

Một bạn đọc gửi bình luận đến báo Lao Động: "Phim xem mấy tập đầu còn được, càng xem càng chán, 45 phút đồng hồ trôi qua chỉ để ngắm mấy bộ váy của các cô diễn viên, chứ không có nội dung nào mới mẻ.

Phim thời lượng dài lê thê mệt mỏi, diễn biến tâm lý nhân vật thiếu hợp lý. Chưa nói đến dàn diễn viên, bật tivi lên phim truyền hình có mấy người chia nhau vai hay sao quay đi quay lại. Tập nào xem cũng tưởng tập cuối mà mãi đến mức không xem nữa rồi hóng phim mới".

Bạn đọc Hoàng Thảo chia sẻ: "Dàn diễn viên quá quen mặt, nội dung cố sâu sắc để tạo kịch tính nhưng chẳng đến đâu. Nếu để chọn giữa phim việt và nước khác (trừ phim ngàn tập của Ấn Độ) tôi sẽ khó chọn phim Việt... Tóm lại phim Việt đang đi theo lối mòn".

Còn bạn đọc Trịnh Minh Tuyết lại nhớ về những bộ phim kinh điển của Việt Nam những năm 90. "Có rất nhiều bộ phim hay ở chương trình chiều chủ nhật mà cho tới bây giờ mỗi khi nhớ lại vẫn thấy bâng khuâng. Phim Việt Nam tôi thấy rất hay là đề tài gia đình như bộ phim Về nhà đi con. Tuy nhiên bộ phim lại có nhiều quảng cáo trong một tập ngắn quá, mất đi cái hay của mạch phim", bạn đọc Minh Tuyết bình luận.

Đồng quan điểm, bạn đọc Đặng Thị Minh Thanh cho biết: "Bài viết rất đúng, hàng loạt phim với na ná một chủ đề, dồn dập khiến khán giả no nê, bội thực. Chiến lược này rất dễ làm giảm người xem... Riêng đối với phim "Hướng dương ngược nắng" đang cố kéo dài đi vào hợp thức hóa các cặp. Tình huống này thật khiên cưỡng không thể có thực trong đời thường, hoặc là hy hữu không thuyết phục người xem. Tham cái kết có hậu quá làm phim mất giá trị phản ánh hiện thực".

Hay bạn đọc Nguyễn Đình Thoại bày tỏ quan điểm: "Tôi rất thích xem phim Việt. Nhưng chất lượng phim sao càng xem càng thấy dở. Kịch bản, đạo diễn và cuối cùng là diễn viên đều "yếu". Câu chuyện trong các kịch bản dĩ nhiên là hư cấu, nhưng phải logic, phản ánh những hiện tượng có thực hoặc như có thật ở ngoài đời, phải có tính nhân văn.

Từng cảnh diễn phải thật cô đọng, chắt lọc, đừng kéo dài lê thê, đừng lặp đi lặp lại nhàm chán, câu giờ. Phải hết sức cẩn thận và thông minh trong phân cảnh. Diễn viên phải cho khán giả nhìn thấy nhân vật trong vai diễn, đừng thể hiện mình trên màn ảnh trong phim.

Âm thanh phim Việt thật sự dở, nhiều khi gây phản cảm chịu không nổi. Nhạc đã không hay lại làm nhạc nền không hợp với nội dung phim trong từng tình huống, từng hoàn cảnh, từng phân đoạn và tổng thể của phim. Diễn viên phát âm rất khó nghe, ngữ điệu trong câu thật kỳ dị, to nhỏ, lên xuống không hợp lý. Nói chung, phim Việt có tiến bộ, nhưng phim hay thật hiếm!".

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Khán giả bắt đầu ngán phim Việt nói quá chuyện bi lụy

NGỌC DỦ |

Sau thời gian dòng phim chính luận chiếm gần hết khung giờ vàng trên sóng truyền hình là tới loạt phim về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... Và có một thực tế, một khi bị “quá no nê” những bộ phim chủ đề gia đình, yêu đương-hôn nhân, nhất là những phim nhấn nhá các yếu tố bi lụy, ắt khán giả sẽ lên tiếng tranh luận...

Phim Việt và bom tấn sắp chiếu gặp khó vì COVID-19

ĐÔNG DU |

Sau khi Lật mặt: 48h (Lật mặt 5), Trạng Tí, Thiên thần hộ mệnh phải tạm ngừng chiếu ở TPHCM, Hà Nội... để phòng dịch COVID-19 thì loạt cái tên khác chuẩn bị ra mắt tháng 5 này như: Bẫy ngọt ngào, Bóng đè, Dân chơi không sợ con rơi và các bom tấn nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn vì dịch COVID-19.

Khi phim Việt “bắt trend” để hấp dẫn khán giả

Việt Văn |

Điện ảnh Việt đang rơi vào cảnh ảm đạm thời COVID-19 thì “Bố già” của Trấn Thành như một cú bứt phá ngoạn mục, vừa phá kỷ lục doanh thu của hàng loạt “bom tấn” Việt trước đó, vừa khẳng định xu thế làm phim gia đình là đúng đắn. Và nhìn sang xứ Hàn, không phải ngẫu nhiên mà phim “Minari” (tựa Việt: Khát vọng đổi đời) của đạo diễn Lee Isaac Chung giành nhiều thắng lợi vẻ vang như vậy.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Khán giả bắt đầu ngán phim Việt nói quá chuyện bi lụy

NGỌC DỦ |

Sau thời gian dòng phim chính luận chiếm gần hết khung giờ vàng trên sóng truyền hình là tới loạt phim về mâu thuẫn gia đình, hôn nhân, lứa đôi... Và có một thực tế, một khi bị “quá no nê” những bộ phim chủ đề gia đình, yêu đương-hôn nhân, nhất là những phim nhấn nhá các yếu tố bi lụy, ắt khán giả sẽ lên tiếng tranh luận...

Phim Việt và bom tấn sắp chiếu gặp khó vì COVID-19

ĐÔNG DU |

Sau khi Lật mặt: 48h (Lật mặt 5), Trạng Tí, Thiên thần hộ mệnh phải tạm ngừng chiếu ở TPHCM, Hà Nội... để phòng dịch COVID-19 thì loạt cái tên khác chuẩn bị ra mắt tháng 5 này như: Bẫy ngọt ngào, Bóng đè, Dân chơi không sợ con rơi và các bom tấn nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn vì dịch COVID-19.

Khi phim Việt “bắt trend” để hấp dẫn khán giả

Việt Văn |

Điện ảnh Việt đang rơi vào cảnh ảm đạm thời COVID-19 thì “Bố già” của Trấn Thành như một cú bứt phá ngoạn mục, vừa phá kỷ lục doanh thu của hàng loạt “bom tấn” Việt trước đó, vừa khẳng định xu thế làm phim gia đình là đúng đắn. Và nhìn sang xứ Hàn, không phải ngẫu nhiên mà phim “Minari” (tựa Việt: Khát vọng đổi đời) của đạo diễn Lee Isaac Chung giành nhiều thắng lợi vẻ vang như vậy.