Kêu gọi hạn chế vẫn có 70 - 80 con ngựa giấy hóa vàng mỗi ngày ở Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Với niềm tin tâm linh, nhiều du khách khi đến hành hương tại Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã mua ngựa giấy cúng, đốt khá tốn kém mặc dù Ban Quản lý di tích kêu gọi hạn chế đốt vàng mã, thắp ít hương để phòng cháy chữa cháy.

Ngày 21-22.2, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động có mặt tại Đền Chợ Củi, di tích Quốc gia này có hàng nghìn du khách đến hành hương, dâng lễ cầu may mắn, cầu tài lộc.

Đáng chú ý, dọc đường vào di tích, hầu hết các ki ốt đều bán hàng mã, trong đó có bán ngựa giấy kích thước lớn nhỏ khác nhau, có loại kích thước to như ngựa thật. Loại ngựa đại này được bán với giá 350.000 đồng/con, ngựa trung giá 200.000 đồng/con, ngựa tiểu giá 150.000 đồng/con.

Bên trong sân di tích Đền Chợ Củi, ngựa giấy được đặt xếp hàng ngay ngắn để dâng cúng, sau đó chuyển vào lò đốt vàng mã lớn. Khi được hỏi đốt ngựa như vậy để làm gì, một du khách cho hay đốt để ông thần Hoàng Mười có phương tiện là ngựa đi lại, nên người cầu may sắm lễ sẽ được phù hộ gặp may mắn.

Ông Trần Minh Đức - Phó Ban quản lý Dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân - đơn vị quản lý Đền Chợ Củi - cho biết, hiện bình quân mỗi ngày có từ 3.000 - 5.000 du khách đến Đền Chợ Củi hành hương, tăng 30% so với ngày thường.

Cũng theo ông Đức, không phải ai đến Đền Chợ Củi cũng mua sắm lễ vật là ngựa giấy để cúng, đốt cầu may mà mỗi ngày tại đây ước có khoảng 70 - 80 con ngựa giấy được người dân dâng cúng, đốt.

“Chúng tôi cũng kêu gọi hạn chế đốt vàng mã, thắp ít hương nhưng nhiều người vẫn chưa chấp hành, ngựa giấy họ dâng cúng, đốt vẫn có kích thước lớn” - ông Đức nói.

Ông Đức cũng cho hay, Ban quản lý tập trung cho công tác phòng cháy chữa cháy, còn việc cấm người dân đốt vàng mã bằng ngựa giấy thì chưa thể làm được.

Sau đây là một số hình ảnh đốt vàng mã bằng ngựa giấy tại Đền Chợ Củi:

Ngựa giấy sắp hàng dâng cúng ở đền Chợ Củi. Ảnh: Trần Tuấn.
Ngựa giấy được sắp hàng dâng cúng ở đền Chợ Củi. Ảnh: Trần Tuấn
Đưa ngựa giấy vào di tích để dâng cúng. Ảnh: Trần Tuấn.
Đưa ngựa giấy vào di tích để dâng cúng. Ảnh: Trần Tuấn
Ngựa giấy được đốt trong lò thiêu hàng mã nên cháy rực. Ảnh: Trần Tuấn.
Ngựa giấy được đốt trong lò thiêu. Ảnh: Trần Tuấn
Mỗi ngày, du khách đã tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc mua ngựa giấy cúng, đốt. Ảnh: Trần Tuấn.
Mỗi ngày, du khách đã tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc mua ngựa giấy cúng, đốt. Ảnh: Trần Tuấn
TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Đền Chợ Củi hoạt động trở lại sau khi phát hiện bất cập, thiếu minh bạch

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi hoàn tất chuyển giao, tiếp nhận khu nội tự và hòm công đức, Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã hoạt động bình thường trở lại.

Gia đình thủ nhang đã bàn giao khu nội tự Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Theo thông tin từ huyện Nghi Xuân, sáng 15.1, Ban quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân đã tổ chức lễ tiếp nhận quản lý khu di tích văn hóa quốc gia Đền Chợ Củi (ở xã Xuân Hồng).

Lộ thêm nhiều bất cập trong quản lý tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Không những giao hoàn toàn cho hộ gia đình thủ nhang quản lý thu, chi tiền công đức mà kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ rõ thêm nhiều bất cập khác trong công tác quản lý Đền Chợ Củi trong suốt một thời gian dài.

Chủ đất dịch vụ ven đô hét giá hơn 100 triệu đồng/m2

ANH HUY |

Khi thị trường trầm lắng, ít có giao dịch nhưng loại hình đất dịch vụ vẫn được giới đầu tư đánh giá là giá cao, vượt xa giá trị thực. Nhiều mảnh đất dịch vụ vùng ven ở các huyện ngoại thành đang được chủ, môi giới rao bán lên đến 100 triệu đồng/m2.

Quảng Nam tiếp tục khai quật con đường “Thần đạo” ở Mỹ Sơn

Hoàng Bin |

Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được phát hiện ở Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục được khai quật, mở rộng nghiên cứu.

Chi vài triệu đồng phí môi giới, nhiều gia đình vẫn khó tìm giúp việc

LÊ HOA |

Để tìm được một người giúp việc phù hợp, các gia đình mạnh tay chi từ 1-2,5 triệu đồng cho phí môi giới. Song, nhiều người cho biết, tìm được người giúp việc như ý như "mò kim đáy bể".

Làng biển 50 năm chôn cất người trôi sông lạc chợ

Hoàng Bin |

Gần 40 ngôi mộ vô danh không có người thân thích chăm nom, được người dân làng chài Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam lo hương khói chu toàn suốt 50 năm.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 19.2 - 23.2), các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai, Đồng Hới (Quảng Bình)... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu và chuẩn y nhân sự.

Đền Chợ Củi hoạt động trở lại sau khi phát hiện bất cập, thiếu minh bạch

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi hoàn tất chuyển giao, tiếp nhận khu nội tự và hòm công đức, Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã hoạt động bình thường trở lại.

Gia đình thủ nhang đã bàn giao khu nội tự Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Theo thông tin từ huyện Nghi Xuân, sáng 15.1, Ban quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân đã tổ chức lễ tiếp nhận quản lý khu di tích văn hóa quốc gia Đền Chợ Củi (ở xã Xuân Hồng).

Lộ thêm nhiều bất cập trong quản lý tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Không những giao hoàn toàn cho hộ gia đình thủ nhang quản lý thu, chi tiền công đức mà kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ rõ thêm nhiều bất cập khác trong công tác quản lý Đền Chợ Củi trong suốt một thời gian dài.