Kết thúc giãn cách xã hội sớm hay muộn phụ thuộc ý thức người dân

Thanh Hải |

Ngày 12.7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa có phiên họp chỉ đạo công tác phòng chống COVID-19. Theo đó yêu cầu cả hệ thống chính trị địa phương phải quyết liệt hơn nữa, đẩy nhanh công tác phòng, chống dịch, để tránh lãng phí thời gian người dân vì phải thực hiện giãn cách xã hội.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là giải pháp bắt buộc để cắt nguồn lây, loại trừ dần các ca COVID-19 trong cộng đồng, để sớm khống chế dịch bệnh. Nhưng đây là biện pháp gần như "đóng băng" mọi hoạt động, sinh hoạt xã hội, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện đi lại...

Vậy để không lãng phí thời gian của dân, theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa thì chỉ còn cách sẽ giao "gánh nặng" này lên hệ thống chính trị của địa phương. Phải thần tốc lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, không để trùng lặp, bỏ sót. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc COVID-19 trong cộng đồng...

Đây là quyết tâm chính trị có thể nói là khác biệt của Khánh Hòa, khi đề cập đến "thời gian chết" của xã hội khi thực hiện giãn cách. Phòng chống dịch nhưng đặt mục tiêu, lợi ích, vì người dân lên trên hết.

Nhưng ngược lại, để mục tiêu này được hiện thực, không chỉ bằng quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh, bằng nỗ lực hết sức của cả hệ thống chính trị, ngành y tế địa phương, mà còn cần có sự hợp tác tuyệt đối của dân.

Giãn cách xã hội mà tùy hứng đi câu cá để thư giãn, chạy tập thể dục ngoài công viên hay kéo xe ba gác đi bán hàng... để rồi khi cơ quan chức năng nhắc nhở thì cả nhà chống đối như một số trường hợp ở TP.HCM. Giãn cách xã hội mà "tháo chạy" khỏi TP.HCM, về Đà Nẵng nhưng không chịu cách ly, gian dối khai báo y tế để sau đó về đến Hội An mới phát hiện dương tính với SASR-CoV-2, khiến chính quyền 2 tỉnh "chạy theo" truy vết xét nghiệm cả vạn người khác... Dân mà bất hợp tác như vậy thì rất khó để các địa phương có thể kết thúc sớm được thời hạn giãn cách xã hội.

Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt của cá nhân, gia đình mình mà gian dối khai báo y tế, không chấp các quy định phòng chống dịch của Nhà nước, vô tình gây lây lan thêm bệnh ra cộng đồng, thì mục tiêu sớm kết thúc giãn các xã hội, tránh lãng phí thời gian của dân, sẽ không thực hiện được.

Khánh Hòa cũng quyết tâm thực hiện thí điểm ngay việc cách ly y tế tại nhà cho các trường hợp F1 khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Chủ trương này đã có từ Chính phủ, Bộ Y tế, nhưng đến nay còn chậm triển khai ở các địa phương.

Cách ly F1 tại nhà không chỉ sẽ góp phần giảm áp lực quá tải lên các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung của nhà nước, hạn chế bị lây chéo... mà còn góp phần giảm đi "nỗi sợ cách ly" trong dân.

Được cách ly tại nhà đối với các ca tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa việc gian dối khai báo y tế trong dân, sẽ giúp truy vết nhanh, khoanh vùng gọn và tránh lây lan bệnh. Các hiện tượng như phá cổng nhà máy, đồng loạt tháo chạy khi nghe đồng nghiệp mắc COVID-19 ở Bình Dương, hay ào ạt vượt rào, chui lỗ để trốn viện như ở Bình Thuận đã từng xảy ra... sẽ không còn nữa.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 lan rộng, Khánh Hòa tính đến phương án cách ly F1 tại nhà

Hữu Long |

Tình hình dịch bệnh ở Khánh Hòa đang xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp, có nguy cơ lây lan cao, địa phương tính đến việc cách ly F1 tại nhà.

Khánh Hòa lên phương án bố trí người lao động ở lại cơ sở sản xuất

Phương Linh |

Để đảm bảo an toàn cho người lao động và hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa triển khai phương án bố trí cho người lao động làm việc và ở tại cơ sở sản xuất.

Giá hàng hóa tăng một phần do quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 cực đoan

Lê Thanh Phong |

Dịch bệnh kéo dài làm cho đời sống của người dân khó khăn càng thêm khó khăn. Tiền trong túi ít đi nhưng giá cả hàng hóa thì tăng chóng mặt. Đó là một thực tế hiện nay tại TPHCM.

Đừng biến xét nghiệm âm tính thành một thứ "giấy phép con" thời COVID-19

Lê Thanh Phong |

Theo Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 chỉ có thể chứng nhận một người có hoặc không nhiễm virus tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Nó không có giá trị lâu dài, cũng không đảm bảo người này không bị nhiễm trong tương lai.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Dịch COVID-19 lan rộng, Khánh Hòa tính đến phương án cách ly F1 tại nhà

Hữu Long |

Tình hình dịch bệnh ở Khánh Hòa đang xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp, có nguy cơ lây lan cao, địa phương tính đến việc cách ly F1 tại nhà.

Khánh Hòa lên phương án bố trí người lao động ở lại cơ sở sản xuất

Phương Linh |

Để đảm bảo an toàn cho người lao động và hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa triển khai phương án bố trí cho người lao động làm việc và ở tại cơ sở sản xuất.

Giá hàng hóa tăng một phần do quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 cực đoan

Lê Thanh Phong |

Dịch bệnh kéo dài làm cho đời sống của người dân khó khăn càng thêm khó khăn. Tiền trong túi ít đi nhưng giá cả hàng hóa thì tăng chóng mặt. Đó là một thực tế hiện nay tại TPHCM.

Đừng biến xét nghiệm âm tính thành một thứ "giấy phép con" thời COVID-19

Lê Thanh Phong |

Theo Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 chỉ có thể chứng nhận một người có hoặc không nhiễm virus tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Nó không có giá trị lâu dài, cũng không đảm bảo người này không bị nhiễm trong tương lai.