Học thật, thi thật, nhân tài thật: Cần lấy thực tiễn kiểm nghiệm tài năng

QUANG ĐẠI |

Mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng giáo dục vẫn còn thiên về thành tích, danh hiệu mà chưa thực sự chú trọng hiệu quả thực tiễn. Đó là thách thức rất lớn để đáp ứng yêu cầu "học thật, thi thật, nhân tài thật".

Yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với ngành Giáo dục phải “học thật, thi thật, nhân tài thật” đang gợi mở hướng đi mới cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều nhà giáo, nhà khoa học đã lên tiếng chỉ ra những tồn tại, bất cập cũng như gợi mở những hướng đi, giải pháp cho giáo dục, hướng đến mục tiêu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước.

Trong báo cáo cuối năm của các địa phương, các giải thưởng, danh hiệu của ngành Giáo dục đã đạt được trong năm như số lượng học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, giải khoa học kỹ thuật (KHKT)... được nhắc đến rất trang trọng và tự hào.

Tuy nhiên, sau nhiều năm, với liên tiếp những giải thưởng và những lần khen thưởng hoành tráng, rất ít có thống kê về các đóng góp cụ thể của những những học sinh xuất sắc nói trên trong thực tiễn.

Hầu như không thấy số liệu về những công trình khoa học, giải pháp sáng chế hữu ích, thành tích, kết quả công tác… của các “nhân tài” có kết quả học tập xuất sắc đã được khen thưởng trước đây.

Đối với cuộc thi KHKT dành cho học sinh, nhiều năm qua xuất hiện nhiều đề tài “khủng” có tính chất “siêu nhân” mà chỉ có các nhân tài xuất chúng mới thực hiện được.

Nhiều giáo viên, nhà khoa học không khỏi "choáng" trước hiện tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, không tham gia lao động sản xuất, “đầu tắt mặt tối” với các môn lý thuyết mà lại có thể có sản phẩm nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên sâu, kỹ thuật cao hoàn toàn xa lạ với các em. Ví dụ: Thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, kháng sinh, robot, vật liệu nanô, biến đổi khí hậu, vật liệu mới, điều trị bệnh hiểm nghèo, phục hồi chức năng...

Các nghiên cứu, sáng chế nói trên đạt giải, nghĩa là hội đồng giám khảo đã ghi nhận về mặt giá trị khoa học, đáp ứng các yêu cầu cuộc thi. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi các cuộc thi kết thúc nhiều năm, hầu như không thấy thông tin về việc triển khai áp dụng các đề tài, sáng chế nói trên vào thực tế, đem lại hiệu quả như thế nào, hoặc đề tài nào đã được đưa vào sản xuất hàng loạt cho ra thị trường.

Các “nhân tài”, “thần đồng”, “siêu nhân” đã đi đâu, các đề tài, dự án nghiên cứu đã đạt giải tại sao không thấy áp dụng vào thực tiễn đang là những câu hỏi mà dư luận đặt ra cho ngành giáo dục.

Có rất nhiều đề tài, dự án đạt giải KHKT về cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân luôn phải đối mặt với thảm họa thiên tai mà không thấy có dự án, đề tài nào hỗ trợ.

Tương tự, qua nhiều cuộc thi KHKT dành cho học sinh, xuất hiện rất nhiều “thần đồng” y học, nhưng thực tế bệnh ung thư, và hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang là những vấn nạn nhức nhối, chưa có những giải pháp hữu hiệu.

Thực tiễn là đích đến, thước đo, “tiêu chuẩn vàng” của chân lý và là nơi kiểm nghiệm, “thử lửa” nhân tài. Liệu một cá nhân có xứng đáng là gọi nhân tài hay không, khi mà đạt rất nhiều thành tích trong học tập, thi cử, nhưng lại “im hơi lặng tiếng” trong thực tiễn.

Thiết nghĩ, cần có sự thay đổi về quan niệm, tiêu chuẩn đánh giá nhân tài theo hướng phải đem lại kết quả, hiệu quả trong thực tiễn, giải quyết được yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống và sự phát triển kinh tế-xã hội.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Học thật, thi thật, nhân tài thật: Thi KHKT cần đảm bảo chất lượng

QUANG ĐẠI |

Trong trường hợp ngành giáo dục vẫn duy trì cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh, nhiều nhà giáo đã “hiến kế” các giải pháp để cuộc thi trở nên thực chất, hiệu quả.

Học thật, thi thật, nhân tài thật: Nên bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh

LÊ VĂN VỴ - NGUYÊN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GDTX HƯƠNG SƠN (HÀ TĨNH) |

Để thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với ngành Giáo dục là phải "Học thật, thi thật, nhân tài thật", cần xem xét bãi bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh. Đây là cuộc thi có tính hình thức, không thực chất, tiềm ẩn nhiều gian dối.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu giải pháp để học thật, thi thật, nhân tài thật

Bích Hà |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành Giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa qua. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Học thật, thi thật, nhân tài thật: Thi KHKT cần đảm bảo chất lượng

QUANG ĐẠI |

Trong trường hợp ngành giáo dục vẫn duy trì cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh, nhiều nhà giáo đã “hiến kế” các giải pháp để cuộc thi trở nên thực chất, hiệu quả.

Học thật, thi thật, nhân tài thật: Nên bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh

LÊ VĂN VỴ - NGUYÊN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GDTX HƯƠNG SƠN (HÀ TĨNH) |

Để thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với ngành Giáo dục là phải "Học thật, thi thật, nhân tài thật", cần xem xét bãi bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh. Đây là cuộc thi có tính hình thức, không thực chất, tiềm ẩn nhiều gian dối.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu giải pháp để học thật, thi thật, nhân tài thật

Bích Hà |

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành Giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa qua. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.