Học phí đại học tăng: Thêm gánh nặng của bố mẹ nghèo xa quê

Huân Cao - Nam Hiệp |

Nhiều bố mẹ nghèo ở các tỉnh miền Trung, khi có con đỗ đại học là khăn gói cùng con vào TPHCM để mưu sinh kiếm tiền nuôi con ăn học. Vì vậy, khi nghe tin học phí đại học tăng với họ là thêm gánh nặng và nỗi lo.

Khăn gói cùng con vào đại học

Bà Liễu cảm thấy gánh nặng hơn và lo nhiều hơn khi học phí đại học tăng . Ảnh: Huân Cao

Bà Nguyễn Thị Liễu, quê Quảng Ngãi vào TPHCM thu mua ve chai được 3 tháng qua, bà có con trai học năm thứ nhất Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM. Từ khi con đỗ đại học và vào thành phố nhập học, bà Liễu cũng khăn gói theo con vào Sài Gòn để kiếm tiền nuôi con ăn học.

Công việc của bà Liễu là đi mua ve chai, tuy vất vả nhưng thu nhập đủ trang trải chi phí nuôi con ăn học. Tuy nhiên, từ khi nghe tin học phí đại học tăng thì với bà, đó là thêm gánh nặng và thêm nỗi lo.

"Quần quật suốt cả ngày, tôi mới kiếm được 200.000 đồng, khoản tiền này đủ lo cơm nước và nhà trọ cho con trong tháng. Tiền học phí thì ở quê ông xã tôi làm ruộng, nuôi heo rồi bán gửi vào đóng. Nay nghe học phí đại học tăng lên, tôi lo là khả năng của gia đình không biết có gồng gánh được không”- bà Liễu nói.

Xe trái cây này là cần câu cơm để bà Hạnh nuôi con ăn học. Ảnh: Huân Cao

Bà Lê Thị Hạnh cũng khăn gói từ Quảng Nam vào TPHCM nuôi con ăn học. Mọi chi phí ăn uống, nhà trọ, học phí đến sách vở đều phụ thuộc vào xe hàng rong trái cây của bà. Gia cảnh kinh tế ở quê khó khăn, nên khi con nhập học vào Đại học bà Hạnh cũng theo con vào TPHCM để kiếm tiền nuôi con.

"Ở quê gia đình chỉ làm ruộng nên không đủ khả năng nuôi con học đại học, công việc ruộng vườn, heo gà ở quê tôi giao hết cho ông xã làm. Tôi vào đây mua chiếc xe đẩy để bán trái cây rong với mấy người đồng hương kiếm tiền nuôi con ăn học. Năm nay nghe học phí tăng, nên con tôi nói sẽ đi làm thêm công việc bán hàng, còn tôi sẽ lấy thêm trái cây đi bán sớm hơn và về muộn hơn để kiếm thêm ít tiền" - bà Hạnh nói.

Gánh nặng lớn với bố mẹ nghèo

Hai mẹ con bà Hạnh chọn thuê khu nhà trọ gần trường đại học của con. Ảnh: Huân Cao

Nhiều người mẹ, người bố ở các tỉnh miền Trung, khi có con đỗ đại học là khăn gói cùng con vào TPHCM để làm kiếm tiền nuôi con ăn học. Tại khu vực chợ Ông Địa (quận Tân Bình), chợ Tân Bình (quận Tân Bình), chợ Hóc Môn (huyện Hóc Môn), chợ Thủ Đức (quận Thủ Đức)... là nơi tập trung nhiều người mẹ, người bố có con học đại học đến từ các tỉnh miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận...

“Con tôi học đại học được 3 năm rồi, 3 năm qua, tôi đi khắp phố ở Sài Gòn để bán hoa. Đợt dịch vừa rồi, không mua bán gì được, vợ chồng tôi phải bán bớt một mảnh đất ở quê để có tiền lo cho con ăn học. Nay nghe thông tin học phí đại học mỗi năm mỗi tăng, tôi lo là không biết những năm học còn lại của con mình có lo nổi không, trong khi mua bán ngày càng khó khăn” - ông Nguyễn Văn Tám nói.

Hằng ngày, ông Tám đến chợ đầu mối lấy hoa rồi chở đi bán rong trên đường phố. Ảnh: Nam Hiệp

Học sinh khu vực miền trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có truyền thống hiếu học từ xưa đến nay. Các trường đại học ở TPHCM đều có số lượng lớn sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực còn nhiều hộ gia đình khó khăn về kinh tế, vì vậy phần lớn những gia đình có con đỗ đại học thì bố mẹ, người thân cũng "nhập học" theo con để làm nhiều công việc từ bán vé số, mua ve chai đến mua bán hàng rong để có tiền nuôi con ăn học.

Học phí đại học tăng với những gia đình có kinh tế khá giả thì không vấn đề gì, nhưng với những người cha mẹ nghèo ở miền Trung thì đó là một gánh nặng lớn. Dù vậy, đã có nhiều sinh viên miền Trung tốt nghiệp đại học và trưởng thành nhờ gánh hàng rong của mẹ rong ruổi trên khắp đường phố Sài Gòn.

Ông Tám thuê nhà trọ gần Ký túc xá của con để được gặp con thường xuyên. Ảnh: Nam Hiệp
Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Học phí đại học tăng cao - nỗi lo của sinh viên nghèo

Đặng Chung - Anh Nhàn |

Câu chuyện học phí một lần nữa “nóng” vào đầu năm học, khi mới đây nhiều trường đại học công và tư thục đã công bố mức học phí năm học 2020-2021, tăng từ 2-5 lần so với năm học trước. Học phí tăng là tất yếu khi các trường đẩy mạnh quyền tự chủ, nhưng đây cũng là mối lo với các sinh viên con nhà nghèo, có thể là nguy cơ khiến các em phải dừng việc học.

Vì sao nhiều trường đại học công lập tăng học phí?

Văn Thắng |

Nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 tăng mạnh so với trước, khiến thí sinh và phụ huynh bất ngờ. Học phí này được các trường công bố trong đề án tuyển sinh năm 2020 theo quy định của Bộ GD-ĐT. Học phí tăng mạnh do các trường đang và sẽ áp dụng cơ chế tự chủ.

Học phí đại học tăng: Con nhà nghèo tạm gác lại ước mơ học trường y dược?

Sương Mai |

Vừa qua một số trường đại học đã công bố mức học phí mới, đặc biệt là khối trường Y Dược với mức tăng “phi mã”. Nhiều học sinh cho biết đành ngậm ngùi tử bỏ ước mơ trở thành bác sĩ khi nhìn những biểu giá học phí.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Học phí đại học tăng cao - nỗi lo của sinh viên nghèo

Đặng Chung - Anh Nhàn |

Câu chuyện học phí một lần nữa “nóng” vào đầu năm học, khi mới đây nhiều trường đại học công và tư thục đã công bố mức học phí năm học 2020-2021, tăng từ 2-5 lần so với năm học trước. Học phí tăng là tất yếu khi các trường đẩy mạnh quyền tự chủ, nhưng đây cũng là mối lo với các sinh viên con nhà nghèo, có thể là nguy cơ khiến các em phải dừng việc học.

Vì sao nhiều trường đại học công lập tăng học phí?

Văn Thắng |

Nhiều trường đại học công lập công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 tăng mạnh so với trước, khiến thí sinh và phụ huynh bất ngờ. Học phí này được các trường công bố trong đề án tuyển sinh năm 2020 theo quy định của Bộ GD-ĐT. Học phí tăng mạnh do các trường đang và sẽ áp dụng cơ chế tự chủ.

Học phí đại học tăng: Con nhà nghèo tạm gác lại ước mơ học trường y dược?

Sương Mai |

Vừa qua một số trường đại học đã công bố mức học phí mới, đặc biệt là khối trường Y Dược với mức tăng “phi mã”. Nhiều học sinh cho biết đành ngậm ngùi tử bỏ ước mơ trở thành bác sĩ khi nhìn những biểu giá học phí.