Học online sau Tết: Trẻ con mừng, bố mẹ khổ, thầy cô lo

Bằng Linh |

Nhiều địa phương đã công bố và lên phương án cho học sinh nghỉ ở nhà để học online. Đây là phương án bắt buộc để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo vẫn còn lo lắng về chất lượng học online, khả năng quản lý con cái, đặc biệt là lứa tuổi cấp 1.

“Trong dịp Tết, trẻ con đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, trường con tôi không giao bài tập về nhà dịp Tết bây giờ cho cháu học online thì không biết làm thế nào cho nó vào nhịp học được”- chị Hoàng Hoa ở quận Cầu Giấy có con trai đang học lớp 3 chia sẻ.

Theo chị, việc học online là điều bắt buộc nhưng tính hiệu quả cần phải tính lại, đặc biệt cần xem xét học sinh cấp 1 có phải học online không: “Đây là lứa tuổi chưa tự giác, con học thì bố mẹ phải ngồi kèm, chỉ bảo nhưng chúng tôi không phải lúc nào cũng kè kè bên con được, phải đi làm, đi kiếm sống. Thật sự chúng tôi rất lo”.

Bức ảnh lan truyền trên mạng gây cười vì môi trường học online của học sinh cấp 1. Ảnh FB Trường người ta
Bức ảnh lan truyền trên mạng gây cười vì môi trường học online của học sinh cấp 1. Ảnh FB Trường người ta

Đồng tình với ý kiến trên, anh Phạm Minh Tường ở quận Hà Đông cho rằng: “Đành rằng học online là điều kiện bắt buộc nhưng cần phải tính toán thời gian cho hợp lý. Ban ngày bố mẹ đi làm, các con không thể tự giác học được, nếu có cho máy tính thì chơi, xem YouTube là chủ yếu, rất khó kiểm soát. Nên chăng cho các con học trực tuyến vào buổi tối, như thế bố mẹ có thời gian kiểm soát con”.

Trong khi đó, anh Mạnh Quân- công nhân ở một khu chế xuất phía Nam nêu một thực tế khác: “Hiện tôi và gia đình đang về quê ăn Tết, chúng tôi đang chuẩn bị trở lại TPHCM để tiếp tục làm việc và cho con cái học hành. Thế nhưng UBND TPHCM đã có văn bản cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục dừng đến trường, ở nhà học online đến hết ngày 28.2. Chúng tôi chưa biết tính sao, để con ở quê thì không có người kèm, điều kiện vật chất, Internet không có nhưng trở lại TPHCM thì ai trông con? Mà cũng chẳng dám chắc sau 28.2 lại đi học bình thường. Thật tình tôi rất rối”.

Trao đổi với Lao Động, nhiều ý kiến còn nêu ra khó khăn khác đó là về phương tiện học online. “Nhà tôi có hai cháu, nhưng chỉ có một máy tính. Vậy ai học ai không? Mà dùng điện thoại thì chắc chắn không thể tập trung, hơn nữa vợ chồng tôi kinh doanh online, đơn hàng chốt qua điện thoại nhiều chẳng nhẽ con đang học thì giằng lấy điện thoại để chốt đơn cho khách?” Chị Khánh Linh ở Cầu Giấy nêu vấn đề.

Trong khi đó, bản thân các thầy cô cũng không khỏi lo lắng. Cô gái M.H đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 ở một trường có tiếng tại khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) cho rằng: “Thực tế thì giáo trình dạy online vẫn còn thiếu, chúng tôi dạy kiểu chữa cháy là chính. Các con trên lớp còn phải khản tiếng hò hét thì học online là cả một vấn đề rất nan giải. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục”.

Hiện, cả 63 tỉnh thành đã công bố lịch học online, dù là chủ trương bắt buộc nhưng việc này chắc chắn sẽ có nhiều xáo trộn trong mỗi gia đình.

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Học sinh tiếp tục ngưng đến trường, học online đến hết tháng 2

Ngọc Lê |

Ngày 14.2, UBND TPHCM đã có văn bản cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục dừng đến trường, ở nhà học online đến hết ngày 28.2.

Hà Nội: Chuẩn bị phương án để học sinh quay lại trường hoặc học online

Phạm Đông |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng giao Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị phương án để học sinh quay lại trường học hoặc triển khai học trực tuyến (online).

Thêm nhiều trường đại học tổ chức dạy học online sau Tết Nguyên đán

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 9.2, thêm nhiều trường đại học lên kế hoạch tổ chức dạy học online sau Tết Nguyên đán để phòng dịch COVID-19. Như vậy, học sinh, sinh viên sẽ có thêm nhiều thời gian ở bên gia đình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

TPHCM: Học sinh tiếp tục ngưng đến trường, học online đến hết tháng 2

Ngọc Lê |

Ngày 14.2, UBND TPHCM đã có văn bản cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục dừng đến trường, ở nhà học online đến hết ngày 28.2.

Hà Nội: Chuẩn bị phương án để học sinh quay lại trường hoặc học online

Phạm Đông |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng giao Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị phương án để học sinh quay lại trường học hoặc triển khai học trực tuyến (online).

Thêm nhiều trường đại học tổ chức dạy học online sau Tết Nguyên đán

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 9.2, thêm nhiều trường đại học lên kế hoạch tổ chức dạy học online sau Tết Nguyên đán để phòng dịch COVID-19. Như vậy, học sinh, sinh viên sẽ có thêm nhiều thời gian ở bên gia đình.