Hoàn cảnh đặc biệt của các học sinh trong clip đập mũ bảo hiểm vào đầu bạn

ĐÌNH TRỌNG-TÂY GIANG |

Các đơn vị liên quan huyện Tân Biên, Tây Ninh cho biết sẽ xử lý nghiêm vụ nữ học sinh giỏi bị một số học sinh lớp trên đập mũ bảo hiểm vào đầu. Bên cạnh đó, sẽ có những biện pháp giáo dục để các em nhận thức cái sai của mình và sửa đổi.

Ngày 29.9, sau khi thăm khám, được chăm sóc tại bệnh viện, sức khỏe và tâm lý em Ng.T.N.Q (11 tuổi) đã hồi phục, về nhà có thể tiếp tục đi học trở lại.

Đánh bạn lớp dưới vì xích mích trên mạng

Ng.T.N.Q là nữ học sinh lớp 6 Trường THCS Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh trong clip bị 4 nữ học sinh lớp trên gọi ra vườn tràm và dùng mũ bảo hiểm đánh đập.

Theo ông Võ Hồng Sang- Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Biên, vụ việc xảy ra ngày 22.9 ở vườn tràm thuộc tổ 1, ấp Thạnh Lộc, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên. Các nữ học sinh trong video đánh bạn gồm: gồm B.T.M.T (học sinh lớp 9), Tr.T.A.T (học sinh lớp 8, cùng Trường THCS Thạnh Bình), em B.V.A (học sinh lớp 7, Trường THCS Tân Lập) và L.T.T.L (13 tuổi, đã nghỉ học).

Các đơn vị chức năng huyện Tân Biên thông tin về vụ việc và cách giáo dục các em. Ảnh: Dương Bình
Các đơn vị chức năng huyện Tân Biên thông tin về vụ việc và cách giáo dục các em. Ảnh: Dương Bình

Vụ việc được xác định xuất phát từ quá trình các em nhắn tin với nhau trên mạng, dẫn đến mâu thuẫn và đánh nhau. Em B.V.A dùng điện thoại quay lại và đăng lên mạng.

Cô Đinh Thanh Thúy- Hiệu trưởng Trường THCS Thạnh Bình cho biết, nhà trường đã động viên em Q, đồng thời có hướng xử lý nghiêm các học sinh đánh bạn. Hiện phụ huynh của các học sinh tham gia đánh bạn cũng đã có cam kết với nhà trường phối hợp giáo dục học sinh, không để tái diễn.

Bà Nguyễn Thị Thu Yên - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Biên cho biết thêm: “Dù đây không phải là sự việc xảy ra trong trường học, nhưng chúng tôi chịu một phần trách nhiệm vì là học sinh của mình. Trước mắt, chúng tôi đã chỉ đạo nhà trường yêu cầu các học sinh viết tường trình, sẽ xem xét xử lý kỷ luật học sinh theo điều lệ trường. Đồng thời, sẽ có những biện pháp giáo dục nghiêm khắc để các em tiến bộ, để các nhận thức cái sai của mình mà sửa đổi”.

Học sinh trong video có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Ảnh cắt từ clip
Học sinh trong video có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Ảnh cắt từ clip

Những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Theo cơ quan chức năng huyện Tân Biên, các em học sinh trong video đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt.

Trước khi xảy ra vụ việc, ba của học sinh B.T.M.T và ba của Q có quen biết thân thiết nhau.

Em Q là học sinh giỏi 5 năm liền ở cấp tiểu học. Gia đình có kinh tế khó khăn, mẹ bỏ đi từ nhỏ, một mình ba lao động làm thuê kiếm sống, nuôi hai anh em ăn học. Anh trai của Q (học lớp 9) vì gia cảnh khó khăn nên nghỉ học để theo ba đi làm thuê, phụ hồ. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Biên đang vận động em trở lại trường, đồng thời sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hai em học tập tốt.

Đối với trường hợp các nữ sinh đánh bạn, các em này đều có hoàn cảnh rất đặc biệt, có một số em cha mẹ ly hôn, sống chung với cha hoặc ông bà nên không có điều kiện theo sát kèm cặp, giáo dục. “Nhà trường và địa phương cam kết sẽ giáo dục các em học sinh hết sức trong khả năng để các em phát triển đúng hướng. Các em cũng đã nhận lỗi của mình và hứa không tái phạm”- bà Nguyễn Thị Thu Yên nói.

ĐÌNH TRỌNG-TÂY GIANG
TIN LIÊN QUAN

Một nữ học sinh bị đập nón bảo hiểm vào đầu vì xích mích trên mạng xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Một nữ học sinh lớp 6 bị 3 học sinh lớp trên cho rằng nói chuyện trên mạng xã hội "ngông" nên đã gọi ra vườn tràm đánh đập.

Vấn nạn bạo lực học đường: Làm sao có thể xử lý dứt điểm?

Huyền Thanh |

Theo một số bạn đọc, xã hội cần có sự quan tâm hơn nữa về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, cần sự chung tay của mỗi gia đình và nhà trường.

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Một nữ học sinh bị đập nón bảo hiểm vào đầu vì xích mích trên mạng xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Một nữ học sinh lớp 6 bị 3 học sinh lớp trên cho rằng nói chuyện trên mạng xã hội "ngông" nên đã gọi ra vườn tràm đánh đập.

Vấn nạn bạo lực học đường: Làm sao có thể xử lý dứt điểm?

Huyền Thanh |

Theo một số bạn đọc, xã hội cần có sự quan tâm hơn nữa về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, cần sự chung tay của mỗi gia đình và nhà trường.

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.