Hoá đơn tiền điện tăng sốc: Bạn đọc chỉ ra 3 lý do, không có… điều hoà

Hạnh Lê |

Sau loại bài phản ánh về tình trạng hoá đơn tiền điện tăng sốc trong hai tháng trở lại đây, thậm chí tăng gấp 2-3 lần, bạn đọc Lao Động đã gửi nhiều phản hồi và đưa ra 3 lý do chính. Đáng nói là hầu như không bạn đọc nào đổ lỗi cho… điều hoà.

1. Độc quyền của ngành điện

Nhiều ý kiến cho rằng nếu ngành điện không độc quyền mà để để tư nhân tham gia cạnh tranh thì chắc chắn tính minh bạch sẽ cao hơn.

Bạn đọc Quang Tú bình luận ngắn gọn: “Ước gì và ước gì ngành điện để cho các công ty khác được vào cạnh tranh như ngành viễn thông nhỉ?”. Bạn đọc Trần Quang Khải cũng đồng tình: “Hãy nhìn trường hợp xóa độc quyền ngành viễn thông sẽ hiểu. Cứ cho người khác nhảy vào kinh doanh điện, có cạnh tranh khắc sẽ làm ăn đàng hoàng”. Bạn đọc Nguyễn Quốc Hùng đặt vấn đề: “Ngành điện nên cổ phần hóa cho nhiều doanh nghiệp vào làm điện để người dân giảm bớt nỗi lo”.

Về vần đề này tháng 2.2020, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 55 định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

Trả lời báo chí TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Khi doanh nghiệp tư nhân có cơ chế tham gia mạnh mẽ, doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cải thiện chất lượng dịch vụ, người dân có thêm quyền lựa chọn. Đặc biệt nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển sẽ đảm bảo tăng nguồn cung điện phát triển bền vững, có thể góp phần giảm giá điện”.

Như vậy mối lo độc quyền của ngành điện đã có định hướng, vấn đề bây giờ là triển khai.

2. Giá điện bậc thang

Bạn đọc Lê Thanh Phương phân tích: “Chuyện về giá điện trái với qui luật mua bán trên thị trường, mua càng nhiều giá càng cao. Thứ hai là quan điểm về cầu trên thị trường của ngành điện thì các ngành sản xuất phải giảm sản lượng, năng suất, vậy là thay vì EVN phải tìm cách tăng sản lượng điện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân thì lại tìm cách tăng doanh thu bằng bậc thang giá điện. Thứ ba là để minh bạch, dân không còn nghi ngờ, nên cho phép người tiêu dùng lắp thêm công tơ tại nhà (chi phí này gia đình lắp chi trả đồng hồ cơ có kiểm định)”.

Bạn đọc Hoàng Vũ gửi bình luận tới Lao Động: “Giá điện gia tăng theo lũy tiến được tính theo thang máy, đừng nghĩ là bậc thang...! Cách tính này của điện lực chỉ nhầm che giấu việc lên giá tiền điện, vì với nhiều thang giá sẽ giúp cho điện lực rộng đường giải thích... Giá tiền điện bị leo thang theo vật giá đó các bạn ơi...!”.

Còn bạn đọc Bùi Văn Hải khẳng định: “Tóm lại là do giá điện chia làm 6 bậc, khoảng cách giữa các bậc bất hợp lý. Kiến nghị sửa lại, nhưng hơn 1 năm rồi chưa thấy sửa”.

3. Do công cơ điện tử và các tính số của nhân viên ngành điện

Mặc dù các Tổng Công ty điện khẳng định rằng việc điều chỉnh công tơ điện tử bằng công nghệ hay phần mềm là bất khả thi, tuy nhiên thực tế người dân vẫn bức xúc.

Bạn Minh Ngọc phản ánh tới Lao Động: “Tôi tin chắc do cái công tơ điện tử. Lúc chưa thay, trời nắng nóng, mấy đứa nhỏ nghỉ học, buổi trưa toàn ngủ máy lạnh mà tiền điện không cao. Tháng này, mấy nhóc đi học, cả ngày ko có người ở nhà, hoặc chỉ dùng quạt máy mà tiền điện tăng gần gấp đôi. Mấy ông điện lực cứ đổ do máy lạnh. Hồi trước, mấy ông cũng thay đồng hồ điện tử nhưng sau phát hiện đồng hồ có vấn đề lại thay đồng hồ cơ”.

Còn bạn Công Tiến Vinh chỉ ra vấn đề: “Tại sao khi chụp số công tơ mà không chụp cả ảnh của đồng hồ xem con số ở công tơ có khớp vói số tiêu thụ điện ghi trên hóa đơn không nhỉ. Đây vẫn còn là ẩn số?”. Bạn đọc tên Khuyên thì đưa ra ví dụ: Đã lắp công tơ cơ, thấy chênh lệch 12%, có nhà trong xóm chênh 20% - 40%. Hỏi thì điện lực nói do công tơ nhà lắp không có tem kiểm định. Nhưng khi chỉ ra là công tơ của Điện lực miền Nam có tem, niêm chì đàng hoàng, thì nhân viên chạy mất tiêu”.

Để minh bạch, bạn Nguyễn Trai nêu ý kiến: Nếu số công tơ tháng trước của nhà bạn ghi thấp hơn số thực tế và số chênh lệch sẽ được bổ sung cho tháng sau thì tiền điện tháng sau của bạn sẽ cao bất ngờ vì mấy số cuối đó. Do công tơ lắp trên cao, bạn không có cơ hội giám sát, bạn chỉ còn nghi ngờ về số liệu. Ước gì nhà điện di dời công tơ tới cửa nhà bạn hay cho phép mỗi gia đình lắp thêm một công tơ đối chứng thì hay biết mấy. Thà tốn ít tiền lắp thêm công tơ đối chứng còn hơn năm nào cũng nghi ngờ thiếu minh bạch. Dân chắc ủng hộ, chỉ lo nhà điện không nhất trí?

Còn bạn thế nào? 3 nguyên nhân trên đã đủ lý giải cho hoá đơn tiền điện nhà bạn “bỗng nhiên” nhảy múa chưa?

Hạnh Lê
TIN LIÊN QUAN

Hóa đơn tiền điện tăng "sốc": Càng cần công bố kết luận thanh tra giá điện

Cường Ngô - Đặng Chung |

Về việc thanh tra giá điện, đến nay đã chậm hơn 6 tháng nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn chưa công bố kết luận, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế đề nghị sớm công bố kết quả thanh tra giá điện, bởi điều người dân cần là "sự công bằng, minh bạch".

Hoá đơn tiền điện tăng sốc: Ai phản ánh, sẽ mang từng công tơ đi kiểm định

Cường Ngô |

"Bất cứ khách hàng nào phản ánh về tình trạng hoá đơn tiền điện tăng đột biến, để minh bạch, chúng tôi sẽ mang từng công tơ đi kiểm định", đại diện Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết.

Hoá đơn tiền điện tăng "sốc": Người dân chưa tin công tơ điện tử

Hạnh Lê |

Mặc dù đã có những giải thích từ các chuyên gia về hoá đơn tiền điện tăng là do điều hoà nhưng nhiều người sử dụng điện vẫn chưa tin vào công tơ điện tử.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hóa đơn tiền điện tăng "sốc": Càng cần công bố kết luận thanh tra giá điện

Cường Ngô - Đặng Chung |

Về việc thanh tra giá điện, đến nay đã chậm hơn 6 tháng nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn chưa công bố kết luận, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế đề nghị sớm công bố kết quả thanh tra giá điện, bởi điều người dân cần là "sự công bằng, minh bạch".

Hoá đơn tiền điện tăng sốc: Ai phản ánh, sẽ mang từng công tơ đi kiểm định

Cường Ngô |

"Bất cứ khách hàng nào phản ánh về tình trạng hoá đơn tiền điện tăng đột biến, để minh bạch, chúng tôi sẽ mang từng công tơ đi kiểm định", đại diện Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết.

Hoá đơn tiền điện tăng "sốc": Người dân chưa tin công tơ điện tử

Hạnh Lê |

Mặc dù đã có những giải thích từ các chuyên gia về hoá đơn tiền điện tăng là do điều hoà nhưng nhiều người sử dụng điện vẫn chưa tin vào công tơ điện tử.