Hỗ trợ thiệt hại do bão với mức 2.000 đồng: Quá kỳ cục!

ThS Phạm Văn Chung |

Vụ việc một người dân được gửi giấy mời hỗ trợ cây cối ngã đổ do bão chỉ với 2.000 đồng đăng tải trên trang Facebook làm dư luận dậy sóng. Đa số ý kiến cho rằng, việc hỗ trợ với số tiền như vậy quá ít ỏi, chưa hợp lý, gây phản cảm.

Bởi chỉ cần làm phép so sánh đơn giản thì để đến xã nhận khoản tiền hỗ trợ 2.000 đồng mất công gần cả buổi chiều, đi lại xăng xe tốn kém hơn nhiều lần, nhất là giai đoạn dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Có thể khẳng định, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, dù nhiều hay ít cũng rất đáng quý. Điều này thể hiện Nhà nước, cộng đồng cùng đồng hành, quan tâm đến người dân.

Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ quá ít ỏi, không đáng bao nhiêu đã làm xôn xao, tạo dư luận tiêu cực. Trong câu chuyện này, trách nhiệm thuộc cả về người dân và chính quyền địa phương.

Thứ nhất, về phía người dân, khi được chính quyền thông báo kê khai nếu thiệt hại thực tế chỉ cây chuối với diện tích 10m2 thì không nên báo cáo, kê khai làm gì. Thiệt hại quá nhỏ nhoi, không đáng bao nhiêu không cần thiết phải nhận hỗ trợ và vô tình lại làm khó chính quyền. Bởi vì, nếu chính quyền không thống kê, lên danh sách hỗ trợ thì sợ người dân ý kiến, đòi hỏi… nhưng áp mức hỗ trợ theo quy định thì quá ít ỏi, lại kỳ cục!

Thứ hai, về phía chính quyền, nếu cán bộ làm việc có tâm, có tầm thì gặp trường hợp này cần giải thích cụ thể, rõ ràng cho người dân. Như thế, người dân sẽ biết được số tiền hỗ trợ mà họ có thể nhận được để họ từ chối hỗ trợ. Hoặc nếu là cán bộ có tầm sẽ mạnh dạn bỏ khoản hỗ trợ này ra khỏi báo cáo kê khai thiệt hại cần được hỗ trợ và thông tin lại cho người dân qua nhiều kênh khác nhau. Như vậy, người dân chắc chắn sẽ hiểu, thông cảm cho chính quyền, vì nếu có được hỗ trợ thì cũng quá ít ỏi và chính họ cũng không phải chịu cảnh 'éo le' khi phải nhận số tiền hỗ trợ quá ít ỏi!

Hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người bị thiên tai, dịch bệnh hoặc gặp cảnh khó khăn quan trọng nhất là sao hỗ trợ "cho đúng, cho trúng" và cũng phải phù hợp với thực tế, thiết thực. Tuyệt đối không nên hỗ trợ theo kiểu cho có, đại trà, máy móc, hình thức, nhất là bệnh sợ trách nhiệm, làm rập khuôn theo quy định cho an toàn bản thân mà không cần biết thiết thực, hợp lý hay không? Như vậy, không những phản cảm, gây dư luận không tốt mà còn làm giảm ý nghĩa, mục đích của việc hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng, xã hội đối với người dân bị thiệt hại, khó khăn.

Vì vậy, để hạn chế các trường hợp tương tự về sau cần có sự thống nhất, đồng thuận của cả người bị thiệt hại và chính quyền khi tiến hành thống kê và lên danh sách hỗ trợ. Theo đó, có thể linh động nâng mức tối thiểu được nhận hỗ trợ khi có thiệt hại, đồng thời cũng mạnh dạn bỏ ra khỏi danh sách những thiệt hại quá nhỏ, không đáng. Điều này không những để chính sách hỗ trợ của Nhà nước thực sự mang hiệu quả thiết thực mà còn không xảy ra tình huống "dở khóc, dở cười" cho các bên khi thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…

ThS Phạm Văn Chung
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ lụt bão 2.000 đồng, dân cần hành động phía sau lời xin lỗi

Thanh Hải |

Câu chuyện chính quyền xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam hỗ trợ thiệt hại bão lụt cho 1 hộ dân với mức 2.000 đồng đã có hồi kết. UBND xã đã buộc phải đến nhà dân xin lỗi về việc làm tắc trách của mình. Tuy vậy, sự việc còn mở ra nhiều vấn đề khác cần giải quyết...

Hỗ trợ 2.000 đồng thiệt hại do bão: Yêu cầu xã xin lỗi người dân

Thanh Chung |

Liên quan đến việc người phụ nữ ở Quảng Nam nhận hỗ trợ thiệt hại do bão với số tiền 2.000 đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh đã tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và yêu cầu đại diện chính quyền xã xuống nhà dân để xin lỗi.

Hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng: Máy móc, lạnh lùng đến quan liêu

Anh Đào |

Việc hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng có thể khiến báo cáo thành tích có thêm được một con số. Nhưng với những người dân nhận tiền hỗ, chuyện “như đùa” ấy không chỉ là đùa. Nó là mất mát.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Hỗ trợ lụt bão 2.000 đồng, dân cần hành động phía sau lời xin lỗi

Thanh Hải |

Câu chuyện chính quyền xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam hỗ trợ thiệt hại bão lụt cho 1 hộ dân với mức 2.000 đồng đã có hồi kết. UBND xã đã buộc phải đến nhà dân xin lỗi về việc làm tắc trách của mình. Tuy vậy, sự việc còn mở ra nhiều vấn đề khác cần giải quyết...

Hỗ trợ 2.000 đồng thiệt hại do bão: Yêu cầu xã xin lỗi người dân

Thanh Chung |

Liên quan đến việc người phụ nữ ở Quảng Nam nhận hỗ trợ thiệt hại do bão với số tiền 2.000 đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh đã tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và yêu cầu đại diện chính quyền xã xuống nhà dân để xin lỗi.

Hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng: Máy móc, lạnh lùng đến quan liêu

Anh Đào |

Việc hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng có thể khiến báo cáo thành tích có thêm được một con số. Nhưng với những người dân nhận tiền hỗ, chuyện “như đùa” ấy không chỉ là đùa. Nó là mất mát.