Hiến kế giải quyết vấn nạn kẹt xe ở các thành phố lớn nhìn từ dịch COVID-19

Thanh Hải |

"Không cho dân ra đường thì sẽ hết kẹt xe" - đó là ý kiến của ông Hồ Duy Diệm - nguyên Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch TP.Đà Nẵng từng hiến kế giải quyết vấn nạn kẹt xe cho Hà Nội. Ý ông Diệm cho rằng để giải quyết tận gốc vấn nạn kẹt xe là phải bắt đầu từ quy hoạch, quản lý đô thị chứ không chỉ là mở đường, phân luồng, cấm xe máy. Lúc đó, hiến kế này đã có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, khi Chính phủ ra Chỉ thị 16 - cách ly toàn xã hội, thì ý tưởng này đã có cơ hội thể hiện rõ từ thực tiễn.

Báo cáo của Ủy ban an toàn quốc gia cho thấy số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc giảm đến 60%. Đặc biệt, khi thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội, đến nay gần như các đô thị lớn trên toàn quốc đều không còn vấn nạn kẹt xe.

Điều này là hiển nhiên, vì toàn dân đã hạn chế ra đường đến mức tối thiểu, trừ những trường hợp buộc phải ra khỏi nhà khi cần thiết.

Trao đổi lại với người hiến kế "không cho dân ra đường để tránh kẹt xe" trước đây - ông Hồ Duy Diệm cho biết: Thực tế hiện nay là khi dân không ra đường thì xã hội vẫn vận hành, đời sống người dân vẫn duy trì ổn định, không ảnh hưởng đến mức nghiêm trọng. Bởi nhờ hàng loạt các giải pháp áp dụng công nghệ thông tin được áp dụng linh hoạt, phù hợp.

Không chỉ học sinh được học online mà các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội... thậm chí là Chính phủ cũng đã họp trực tuyến.

Nhiều địa phương cả nước, trong đó đầu tiên là chính quyền TP.Đà Nẵng đã thực hiện giao tiếp online với công dân. Ship các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đến tận nhà dân. Một đoàn viên thanh niên tình nguyện đã giúp hàng chục người dân không cần ra đường, đến trực tiếp trụ sở chính quyền mà công việc vẫn trôi chảy.

Tương tự, một shiper đi chợ online cũng giúp cho cả chục bà nội trợ không cần ra khỏi nhà mà vẫn đảm bảo bữa ăn cho cả gia đình mỗi ngày. Câu chuyện "bồng em thì khỏi xay lúa" nay đã không hợp nữa rồi. Các bà mẹ vừa giữ trẻ nhưng cũng vừa "đi chợ" nhờ mua hàng online...

 
Đường phố Hà Nội vắng người qua lại. Ảnh Sơn Tùng

Ông Hồ Duy Diệm nói, mọi hoạt động online này hoàn toàn có thể vẫn áp dụng khi hết dịch COVID-19, khi lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ. Ông khẳng định, đây là cơ hội để cả xã hội triển khai áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ thông tin, làm việc online, buôn bán online, giao tiếp, quan hệ xã hội online... Như ý của Thủ tướng Chính phủ - biến nguy thành cơ.

Ông Hồ Duy Diệm giải thích thêm, trước đây khi có ý kiến về vấn nạn tắc đường ở Hà Nội, TP.HCM, tôi có nói đến việc "không cho dân ra đường là hết tắc". Tuy nhiên muốn không cho dân ra đường thì phải có nghiên cứu, thống kê cụ thể: “Người dân ra đường để làm gì? Họ đi đâu mỗi ngày? Vì sao phải đi lại nhiều trên mặt đường đô thị đến thế? Vì sao dân đô thị ở Việt Nam lại dùng phương tiện cá nhân?... Nếu có cách làm cho dân không ra đường nữa, thì sẽ hết tắc đường!”.

Tôi có nêu lý thuyết về quản lý đô thị của người Nga, trong đó nói về bán kính phục vụ. Ví dụ, gửi trẻ mầm non không quá 500m, tập dưỡng sinh, gửi ôtô, xe máy... không quá 500m; bậc tiểu học, đến trường, đi mua sắm gia dụng, đến cơ sở y tế... không quá 1.000m.

Đến nơi công cộng khác, chờ xe buýt là không quá 1.000m hoặc không quá 10 phút. Tương tự, các hoạt động xã hội công cộng lớn hơn sinh hoạt đời sống thường nhật, bán kính phục vụ lớn hơn theo tỉ lệ đó. Nếu áp dụng đúng “bán kính phục vụ” để làm quy hoạch, xây dựng, bố trí dân cư, thì không việc gì người dân phải ra đường để bị kẹt xe, ùn tắc giao thông.

Dân không ra đường, Hà Nội không còn cảnh kẹt xe. Ảnh: Sơn Tùng
Dân không ra đường, Hà Nội không còn cảnh kẹt xe. Ảnh: Sơn Tùng

Dân số các đô thị lớn gia tăng cả tự nhiên lẫn cơ học, trong khi đó, cơ quan quản lý không áp dụng các “tiêu chuẩn Việt Nam” trong xây dựng, cắt xén diện tích công cộng, cây xanh, thậm chí thay đổi quy hoạch ban đầu để tăng số nền đất, bán tận thu. Một mặt buông lỏng quản lý cư trú dẫn đến quá tải các dịch vụ xã hội lẫn giao thông.

Các đô thị ở “đẻ ra” trường chuyên, lớp chọn, trường điểm để rồi đua chen nhau đưa con đến học cho hơn người... Các trung tâm y tế có tiêu chuẩn, chất lượng chênh lệch nhau quá lớn. Chính "căn bệnh" đó đã khiến người dân đổ ra đường nhiều hơn, để đưa đón con cái, người thân đến những dịch vụ xã hội chất lượng cao. Kẹt xe làm sao tránh khỏi.

Thực tiễn chống dịch COVID-19 đã góp phần cho chúng ta nhận thấy, nếu áp dụng triệt để các ứng dụng công nghệ thông tin để làm việc, sinh hoạt, học tập trực tuyến, online bên cạnh chỉnh sửa quy hoạch, chắc chắn sẽ giải quyết tốt bài toán kẹt xe ở các đô thị lớn.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Tắc đường kinh hoàng sau Tết: Kinh nghiệm để đời khi về các thành phố lớn

Khương Duy (T/H) |

Kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán chuẩn bị kết thúc, hàng triệu người bắt đầu đổ về các thành phố lớn làm việc. Việc tắc các tuyến đường cửa ngõ là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có những mẹo nhỏ giúp hành trình về lại thành phố của bạn không quá khó khăn.

Tắc đường, người dân về quê ăn Tết phải xuống taxi chạy bộ vào bến xe

MINH QUÂN |

Ngày 18.1, hàng ngàn người dân rời TPHCM để về quê đón Tết Canh Tý 2020 khiến tuyến đường ra Bến xe Miền Đông bị ùn tắc dữ dội. Rất nhiều người mang balô, hành lý đã phải xuống xe buýt, xe taxi và “cuốc bộ” quãng đường gần 2km vào bến xe.

Tắc đường triền miên, CSGT làm "dải phân cách sống" phân luồng giao thông

Anh Tuấn - Tô Thế |

Thời điểm cận Tết, nhiều tuyến đường ở Hà Nội tắc nghẽn, Sở GTVT và Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã có nhiều kế hoạch đảm bảo giao thông tại Hà Nội.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Tắc đường kinh hoàng sau Tết: Kinh nghiệm để đời khi về các thành phố lớn

Khương Duy (T/H) |

Kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán chuẩn bị kết thúc, hàng triệu người bắt đầu đổ về các thành phố lớn làm việc. Việc tắc các tuyến đường cửa ngõ là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có những mẹo nhỏ giúp hành trình về lại thành phố của bạn không quá khó khăn.

Tắc đường, người dân về quê ăn Tết phải xuống taxi chạy bộ vào bến xe

MINH QUÂN |

Ngày 18.1, hàng ngàn người dân rời TPHCM để về quê đón Tết Canh Tý 2020 khiến tuyến đường ra Bến xe Miền Đông bị ùn tắc dữ dội. Rất nhiều người mang balô, hành lý đã phải xuống xe buýt, xe taxi và “cuốc bộ” quãng đường gần 2km vào bến xe.

Tắc đường triền miên, CSGT làm "dải phân cách sống" phân luồng giao thông

Anh Tuấn - Tô Thế |

Thời điểm cận Tết, nhiều tuyến đường ở Hà Nội tắc nghẽn, Sở GTVT và Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã có nhiều kế hoạch đảm bảo giao thông tại Hà Nội.