Hiến đất làm hồ rồi muốn bắt con cá, con tôm cũng không được phép

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tỉnh Điện Biên hiện có 13 hồ chứa nước, trong đó 12 hồ được cho thuê mặt nước khiến người dân không được hưởng nguồn lợi từ thủy sản từ lòng hồ.

Phản ánh tới Báo Lao Động, nhiều người dân tại xã Pá Khoang và Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ cho biết, từ nhiều năm qua, người dân trên địa bàn 2 xã không được hưởng lợi từ nguồn thủy sản phong phú trên lòng hồ Pá Khoang.

Trong khi đó, để có được hồ chứa nước rộng lớn và trở thành thắng cảnh du lịch đẹp nổi tiếng như hiện nay, hàng nghìn hộ dân đã phải hiến nhiều diện tích đất và ruộng vườn để dành chỗ cho lòng hồ.

"Người dân bản Bua, bản Khẩu Cắm, bản Co Luống xã Mường Phăng và nhiều bản thuộc xã Pá Khoang đều thuộc diện di dân lòng hồ. Trước đây, chúng tôi còn được đặt vó, đánh bắt cá theo mùa, nhưng từ khi mặt nước bị cho thuê khoán thì người dân bị cấm khai thác, kể cả đánh bắt con tôm con tép" - đại diện một số hộ dân bản Khẩu Cắm, xã Mường Phăng nêu ý kiến.

Một góc Hồ Pá Khoang. Ảnh: Văn Thành Chương
Một góc Hồ Pá Khoang. Ảnh: Văn Thành Chương

Ngày 8.12, trao đổi với PV về vấn đề này, ông Lò Văn Hợp - Chủ tịch UBND xã Mường Phăng - cho biết, trước đây, tất cả các hộ thuộc diện phải di dời đều là do tuyên truyền, vận động chứ không được đền bù như hiện nay. Do đó, nhiều người có ý kiến cho rằng, việc cấm người dân khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ là không phù hợp.

"Những hộ dân ở gần lòng hồ thì còn tận dụng đất bán ngập để trồng lúa 1 vụ, còn những người dân khác thì không được hưởng lợi gì từ lòng hồ, thậm chí đặt ống bắt con lươn, con cua để cải thiện bữa ăn cũng không được" - ông Hợp cho hay.

Cùng ngày, ông Quàng Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Pá Khoang - cũng cho biết, trong nhiều cuộc họp, người dân cũng đề nghị được khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ để mở rộng sinh kế và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, việc cho thuê nước mặt là chủ trương của tỉnh nên cũng rất khó.

"Với những hộ dân tận dụng đất bán ngập để trồng lúa 1 vụ thì cũng có năm được thu hoạch, có năm mất trắng vì nước dâng sớm. Việc đề nghị Công ty Thủy nông Điện Biên điều tiết nước để người dân đảm bảo được thu hoạch 1 vụ cũng khó vì đây là diện tích đất người dân tận dụng, không phải nộp thuế" - ông Việt cho hay.

Mực nước trên các hồ chứa tại Điện Biên trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Ảnh: Văn Thành Chương
Mực nước trên các hồ chứa tại Điện Biên trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Ảnh: Văn Thành Chương

Để làm rõ nội dung người dân phản ánh, ngày 8.12, PV Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với ông Lê Văn Thi - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý thủy nông Điện Biên (Công ty thủy nông Điện Biên).

Ông Thi cho biết, hiện Công ty thủy nông Điện Biên đang quản lý 13 hồ chứa nước dung tích lớn phục vụ sinh hoạt và thủy lợi. Trong đó có 12 hồ đang cho thuê mặt nước chứ không chỉ riêng hồ Pá Khoang. Còn 1 hồ chứa không cho thuê được do lượng nước luôn ở mức thấp.

Về căn cứ để cho thuê nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa nước, ông Lê Văn Thi cho biết, theo Luật Thủy lợi và theo các văn bản, nghị định hướng dẫn về quản lý, khai thác hồ đập thì việc cho thuê mặt nước là đúng quy định vì đây là các hồ đa chức năng.

Dẫn chứng cho các quy định này, Giám đốc Công ty thủy nông Điện Biên cũng đưa ra văn bản số 1672 ngày 19.6.2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc quản lý và tổ chức sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Năm 2022 -2023 nhiều hồ chứa nước tại Điện Biên đã tiệm cận mực nước chết. Ảnh: Văn Thành Chương
Năm 2022 - 2023, nhiều hồ chứa nước tại Điện Biên đã tiệm cận mực nước chết. Ảnh: Văn Thành Chương

Tại văn bản này, UBND tỉnh Điện Biên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Công ty thủy nông Điện Biên tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân thuê mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

"Thực tế cho thấy, trước đây, tại một số hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho triển khai nuôi cá cộng đồng nhưng không phát huy được hiệu quả. Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn giao mặt nước cho Công ty để tiến hành cho tổ chức, cá nhân thuê" - ông Lê Văn Thi cho biết thêm.

Theo ông Thi, các hồ thủy lợi, thủy điện đều là hồ chứa nước đa mục đích, tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của các hồ chứa nước là đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp cho người dân.

"Trong trường hợp nguồn nước dự trữ không đủ thì chúng tôi sẽ phải ưu tiên cấp nước tưới phục vụ nông nghiệp, còn thủy điện và nuôi trồng thủy sản không phải là mục tiêu được ưu tiên" - Giám đốc Công ty thủy nông Điện Biên cho biết thêm.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Sân bay Điện Biên hoàn thành, vạn dân vẫn lận đận chờ đường tránh

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sân bay Điện Biên đã chính thức mở cửa trở lại, thế nhưng hàng vạn người dân hằng ngày vẫn phải luồn lách qua đường thôn bản để chờ đường tránh.

Cận cảnh dự án hồ chứa nước 4.000 tỉ đồng chậm tiến độ ở Hoà Bình

Bài và Ảnh: Minh Chuyên |

Theo UBND tỉnh Hoà Bình, Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng thi công các gói thầu chưa đảm bảo tiến độ; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ...

Cận cảnh Hồ Pá Khoang, Điện Biên sát mực nước chết

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hồ Pá Khoang nằm trải rộng trên địa bàn 2 xã Pá Khoang và Mường Phăng thuộc TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình thủy lợi nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển có sức chứa khoảng 6.000.000 m3 nước cung cấp nguồn tưới cho gần 10.000 ha lúa 2 vụ. Thế nhưng hiện nay Hồ Pá Khoang đang đang trong tình trạng cạn trơ đáy, chỉ cách mực nước chết hơn 1m.

Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Loạt xe điện từ giá rẻ đến hạng sang trình làng thị trường Việt năm 2023

Lâm Anh |

Trong năm 2023, nhiều mẫu xe điện mới đã được giới thiệu và mở bán. Những xe này cạnh tranh ở nhiều phân khúc khác nhau, từ xe phổ thông đến xe sang, từ mini đến SUV cỡ lớn, từ giá rẻ nhất thị trường Việt đến các loại hạng sang.

Vướng mắc trong việc thu hồi "đất vàng" để xây trường học tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, cử tri đề nghị xem xét thu hồi 3 khu đất vàng tại quận Hai Bà Trưng đang được sử dụng lãng phí để làm trường học.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng đắc địa dịp cuối năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm, hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại Thủ đô lại đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mở cơ chế để phát triển ga liên vận quốc tế

Hiếu Anh |

Ngành đường sắt Việt Nam đang tích cực tham gia liên vận quốc tế, nhưng cơ chế hiện hành vẫn chưa “cởi trói” cho vận chuyển quốc tế ngành đường sắt.

Sân bay Điện Biên hoàn thành, vạn dân vẫn lận đận chờ đường tránh

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sân bay Điện Biên đã chính thức mở cửa trở lại, thế nhưng hàng vạn người dân hằng ngày vẫn phải luồn lách qua đường thôn bản để chờ đường tránh.

Cận cảnh dự án hồ chứa nước 4.000 tỉ đồng chậm tiến độ ở Hoà Bình

Bài và Ảnh: Minh Chuyên |

Theo UBND tỉnh Hoà Bình, Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng thi công các gói thầu chưa đảm bảo tiến độ; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ...

Cận cảnh Hồ Pá Khoang, Điện Biên sát mực nước chết

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hồ Pá Khoang nằm trải rộng trên địa bàn 2 xã Pá Khoang và Mường Phăng thuộc TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình thủy lợi nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển có sức chứa khoảng 6.000.000 m3 nước cung cấp nguồn tưới cho gần 10.000 ha lúa 2 vụ. Thế nhưng hiện nay Hồ Pá Khoang đang đang trong tình trạng cạn trơ đáy, chỉ cách mực nước chết hơn 1m.