Héo mòn nhìn cả vạn gốc keo dần chết khô giữa rừng

Phong Quang |

Thực tế đang diễn ra tại xã Nhữ Hán và Nhữ Khê của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là hơn 152 hecta rừng sản xuất với hàng chục nghìn cây keo đang chết khô từng ngày vì đã quá tuổi mà không được phép khai thác.
Những vạt rừng keo hàng chục năm tuổi héo khô bên cạnh hồ Đá Rỗng, xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Ảnh: Phong Quang
Những vạt rừng keo hàng chục năm tuổi héo khô bên cạnh hồ Đá Rỗng, xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Ảnh: Phong Quang

Theo chân anh Nguyễn Văn Huy (thôn Hồ, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn) - một trong 27 hộ dân được giao quản lý bảo vệ rừng tại đây từ những năm 1996, PV Báo Lao Động được trực tiếp mục sở thị hàng trăm cây keo tuổi bị chết khô, trơ trọi giữa rừng.

Anh Huy được giao khoán bảo vệ hơn 4ha rừng với tổng số cây keo đã quá tuổi thu hoạch khoảng hơn 500 cây. Tuy nhiên, số cây già, chết khô chiến tới 2/3 và đang tăng lên theo từng ngày.

Hơn 152,7ha rừng tại đây với hàng chục nghìn cây keo lấy gỗ, có cây được trồng từ những năm 1996 thời kỳ bắt đầu giao rừng cho người dân, có những cây được trồng muộn hơn vào những năm 2002. Tuy nhiên, tất cả số cây này đến thời điểm hiện tại đều đã quá tuổi thu hoạch.

Anh Nguyễn Văn Huy (thôn Hồ, xã Nhữ Hán) xót xa nhìn về phía những cây keo mình đã chăm sóc bảo vệ hàng chục năm chết khô từng ngày. Ảnh: Phong Quang
Anh Nguyễn Văn Huy (thôn Hồ, xã Nhữ Hán) xót xa nhìn về phía những cây keo mình đã chăm sóc bảo vệ hàng chục năm chết khô từng ngày. Ảnh: Phong Quang

Keo lấy gỗ thường được khai thác sau khoảng 10 năm trồng, để quá thời gian này cây keo bắt đầu sinh trưởng chậm lại, già héo, mục ruỗng và gãy đổ. Theo ước tính của người dân, mỗi năm có khoảng trên 1.000 cây keo hơn chục năm tuổi bị già héo, chết khô. Rất lãng phí.

Trao đổi với PV trong sự xót xa, anh Trần Văn Quỳnh (xã Nhữ Khê, huyện yên Sơn) người có gần 5ha rừng cho hay, khoảng 40% số cây keo trên diện tích rừng của gia đình bị chết khô. Giữ không được mà lấy cũng không xong, anh Quỳnh chỉ biết thở dài nhìn những cánh rừng đã gắn bó lâu nay héo khô từng ngày.

Anh Trần Văn Quỳnh (xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn) bên một gốc keo đã chết khô, gãy đổ. Ảnh: Phong Quang
Anh Trần Văn Quỳnh (xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn) bên một gốc keo đã chết khô, gãy đổ. Ảnh: Phong Quang

Được biết, 152,7ha rừng tại đây trước năm 2016 là rừng phòng hộ và được giao cho người dân chăm sóc, bảo vệ có chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 1996. Ngày 21.12.2016 UBND tỉnh Tuyên Quang ra quyết định 1859/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng giai đoạn 2016-2020.

Cuối năm 2018, UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục ra quyết định 270/QĐ-UBND phê duyệt phương án giao rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy hoạch lại là rừng sản xuất theo quyết định 1859. Niềm vui của 27 hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng như vỡ oà khi sắp được nhà nước giao lại diện tích rừng đã gắn bó với mình hàng chục năm.

Tuy nhiên, niềm vui ngắn ngủi. Tháng 4.2020, UBND tỉnh Tuyên Quang ra quyết định 132/QD-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng sân golf MIMOSA. Theo đó, việc giao rừng cho người dân bị tạm dừng, toàn bộ hiện trạng rừng giữ nguyên để chờ các chủ trương tiếp theo.

Và thế là 27 hộ dân tham gia chăm sóc, bảo vệ 152,7ha rừng phòng hộ gần 30 năm nay tiếp tục thấp thỏm chờ đợi những quyết định tiếp theo. Trong thời gian đó, hàng nghìn cây keo cả chục năm tuổi vẫn tiếp tục già héo từng ngày trong sự bất lực, xót ra của người dân.

Việc để hàng nghìn cây keo chục năm tuổi chết khô giữa rừng không chỉ khiến người dân xót xa cho công chăm sóc, bảo vệ bao năm của mình mà còn là sự lãng phí tài nguyên rừng bởi chờ đợi một sự án chưa biết khi nào sẽ triển khai.

Dưới đây là một số hình ảnh về khu rừng với hàng nghìn cây keo chục năm tuổi, chết khô, mục ruỗng đã được PV Báo Lao Động ghi lại.

Đa phần những cây keo này đuợc trồng lẫn trong rừng phòng hộ từ trước những năm 2000, nhiều cây đã già, mục đổ. Ảnh: Phong Quang
Đa phần những cây keo này đuợc trồng lẫn trong rừng phòng hộ từ trước những năm 2000, nhiều cây đã già, mục đổ. Ảnh: Phong Quang
Những cây keo lấy gỗ thường có tuổi đời khai thác khoảng 10 đến 15 năm, quá chu kỳ này cây sẽ già héo, chết khô. Ảnh: Phong Quang
Những cây keo lấy gỗ thường có tuổi đời khai thác khoảng 10 đến 15 năm. Quá chu kỳ này, cây sẽ già héo, chết khô. Ảnh: Phong Quang
Nhiều cây keo chết khô đã làm thân để một số loại thực vật dây leo bám vào, phát triển tươi tốt. Ảnh: Phong Quang
Nhiều cây keo chết khô đã làm thân để một số loại thực vật dây leo bám vào, phát triển tươi tốt. Ảnh: Phong Quang
Keo già, chết khô mục ruỗng có thể dùng tay để tóc từng lớp thịt gỗ, người chăm sóc, bảo vệ rừng cảm thấy xót ra trước cảnh này. Ảnh: Phong Quang.
Keo già, chết khô mục ruỗng có thể dùng tay để tóc từng lớp thịt gỗ. Người chăm sóc, bảo vệ rừng cảm thấy xót ra trước cảnh này. Ảnh: Phong Quang
Cây keo chết khô, mục ruỗng nhưng không được phép khai thác, mang ra khỏi rừng vì quyết định giữ nguyên hiện trạng chờ dự án. Ảnh: Phong Quang.
Cây keo chết khô, mục ruỗng nhưng không được phép khai thác, mang ra khỏi rừng vì quyết định giữ nguyên hiện trạng chờ dự án. Ảnh: Phong Quang
Những cây keo có tuổi đời gần hai chục năm, đường kinh thân 2 người ôm chết khô vì quá chu kỳ sinh trưởng. Ảnh: Phong Quang.
Những cây keo có tuổi đời gần hai chục năm, đường kinh thân 2 người ôm chết khô vì quá chu kỳ sinh trưởng. Ảnh: Phong Quang
Giữa cánh rừng xanh không khó để bắt gặp những cụm cây keo tuổi đời hàng chục năm chết khô, héo lá. Ảnh: Phong Quang.
Giữa cánh rừng xanh, không khó để bắt gặp những cụm cây keo tuổi đời hàng chục năm chết khô, héo lá. Ảnh: Phong Quang

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Hải Dương: Hàng trăm cây rừng chết khô vì khí thải nhà máy gạch

Đặng Luân |

Hơn 300 cây keo thuộc rừng sản xuất (phường Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương) bị chết khô, rụng lá do ảnh hưởng khí thải, khí nóng từ nhà máy sản xuất gạch ốp lát trên địa bàn.

Nam Từ Liêm - Hà Nội: Hàng cây xanh chết khô, hố trồng cây thành bãi rác

Phạm Đông - Huyền Chang |

Sau khi hàng cây xanh chết khô được chặt hạ, đào gốc mang đi. Hàng chục hố trồng cây tại đường Sa Đôi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) biến thành bãi rác.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hải Dương: Hàng trăm cây rừng chết khô vì khí thải nhà máy gạch

Đặng Luân |

Hơn 300 cây keo thuộc rừng sản xuất (phường Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương) bị chết khô, rụng lá do ảnh hưởng khí thải, khí nóng từ nhà máy sản xuất gạch ốp lát trên địa bàn.

Nam Từ Liêm - Hà Nội: Hàng cây xanh chết khô, hố trồng cây thành bãi rác

Phạm Đông - Huyền Chang |

Sau khi hàng cây xanh chết khô được chặt hạ, đào gốc mang đi. Hàng chục hố trồng cây tại đường Sa Đôi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) biến thành bãi rác.