Hãy để văn hóa mặc bình đẳng với cả nam giới lẫn nữ giới!

ĐÔNG DU |

3 nhà thiết danh tiếng về áo dài Việt là Nguyễn Sĩ Hoàng, Minh Châu và Việt Hùng đã lên tiếng về việc nam giới mặc áo dài đến nơi làm việc.

NTK áo dài Nguyễn Sĩ Hoàng

Theo tôi, việc các cán bộ công chức ngành văn hoá Huế, nơi được mệnh danh là di sản văn hoá của Việt Nam, được thế giới công nhận, nam hay nữ mặc áo dài không có gì sai cả. Việc các nam cán bộ công chức mặc áo dài, bản thân họ không kêu ca nhưng lại rất nhiều người tranh luận cho rằng điều này không thoải mái thì chưa khách quan.

NTK áo dài Nguyễn Sĩ Hoàng. Ảnh: NSCC
NTK áo dài Nguyễn Sĩ Hoàng. Ảnh: NSCC

Sau khi đọc rất nhiều bình luận của không ít người lớn tuổi trên các trang về vụ cán bộ công chức ngành văn hoá Huế mặc áo dài cả nam lẫn nữ, mới thấy rằng không phải do giới trẻ mà chính một số người lại chưa hiểu biết về việc này đã có những bình luận chưa đúng.

Tôi thấy hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang mỗi ngày phấn đấu để khôi phục văn hoá Việt, họ đấu tranh để bảo vệ văn hoá Việt từng ngày.

Các bạn trẻ mỗi ngày đều lên các trang cổ phục để hỏi mình muốn may áo ngũ thân, mình cần may áo Nhật Bình, mình muốn tìm hiểu trang phục Lê - Lý - Trần... Đây là tín hiệu đáng mừng.

Vậy nên việc Sở VHTT Thừa Thiên Huế thí điểm cho nam giới mặc áo dài truyền thống đến nơi làm việc là điều đáng trân trọng. Nó cũng một phần nào giúp giới trẻ thêm yêu quốc phục dân tộc hơn.

NTK áo dài Việt Hùng

Theo cá nhân tôi là một người sống, làm việc và yêu áo dài chỉ sau gia đình, thì đó là sự xôn xao mang tính tích cực. Nó khích lệ và là một niềm vui lớn với quyết định rất khó khăn trong thời kỳ hội nhập cũng như cảm thụ về văn hoá mặc ở nam giới nói riêng và mọi người nói chung chưa cao và chưa đúng với vị trí đáng có được thể hiện thông qua trang phục và vẻ bề ngoài của mình.

Bản thân nam giới trong ngày cưới trọng đại, Tết hay lễ hội dân tộc mà họ còn từ chối việc mặc áo dài thì việc mặc một tháng 4 lần hay thậm chí chỉ 1 lần là việc làm rất khó mà tôi khâm phục và gởi lời tri ân đến các vị lãnh đạo của TP.Huế đã mạnh dạn hành động, tiên phong giới thiệu và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống.

NTK áo dài Việt Hùng. Ảnh: NSCC
NTK áo dài Việt Hùng. Ảnh: NSCC

Hành động đó thực tế hơn trăm ngàn bài viết, phát biểu hay bài giảng phải hiểu biết, yêu thương và tự hào về trang phục Việt nói riêng hay văn hoá truyền thống nói chung, mà còn giáo dục thế hệ sau hiểu đúng, xác định, thể hiện nguồn gốc và thêm yêu, tự hào những giá trị mang tên gọi "Áo dài Việt Nam", biết bay cao bay xa nhưng luôn hướng về nguồn cội nơi mà các con gọi đó là quê hương.

Tất nhiên khi không có thành ý thì dễ nghĩ ra những lý do thoái thác và bài trừ, nhưng tôi luôn hi vọng và luôn mong muốn được thấy chất Việt, hồn Việt, văn hoá mặc của người Việt thật bình đẳng, không chỉ là trách nhiệm với quan niệm mang tính mẫu hệ ...

NTK áo dài Minh Châu

Nhìn theo tích cực thì tôi thấy việc mặc áo dài của nam giới đến nơi làm việc rất hay và văn minh. Tôi nghĩ rằng việc chúng ta hay bảo nhau "nam nữ bình đẳng" thì tại sao nữ mặc được còn nam giới không mặc được?

Tuy nhiên, nếu theo hướng khác thì có nhiều người nam giới làm công việc nặng nhọc, họ sẽ thấy áo dài gây khó chịu và gây nên luồng năng lượng tiêu cực.

NTK áo dài Minh Châu. Ảnh: NSCC
NTK áo dài Minh Châu. Ảnh: NSCC

Nhìn chung, mặc áo dài nếu hướng đến việc tôn lên nét đẹp văn hoá dân tộc thì đây là việc làm rất ý nghĩa. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng vẻ đẹp của áo dài rất riêng, đặc biệt là xứ Huế.

Tôi cũng từng biết có không ít công ty, cơ quan nhà nước cũng đã áp dụng việc mang áo dài vào thứ 2 hàng tuần. Tuy chỉ mới áp dụng cho nữ giới, tuy nhiên dần dà tôi tin rằng nam giới cũng sẽ thực hiện điều này.

Quan trọng mục đích hướng đến và định hướng làm sao để nam giới có thể hiểu và chấp nhận việc mang áo dài là nghĩa vụ bảo tồn văn hóa dân tộc.

ĐÔNG DU
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử áo dài nam Việt Nam: Một thời từng bị quên lãng!

ĐÔNG DU (T/H) |

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, tà áo dài truyền thống của nam giới Việt đã dần dà mất hút và không được thịnh hành như áo dài nữ hiện nay.

Bạn đọc bày tỏ quan điểm về việc nam công chức ở Huế mặc áo dài đi làm

ANH THƯ |

Dư luận đang quan tâm đến việc nam cán bộ, công chức mặc áo dài truyền thống đến công sở vào thứ 2 đầu tháng.

Dấu ấn sinh học đặc biệt lý giải vì sao nam giới dễ mắc COVID-19 hơn phụ nữ

Thanh Hà |

Nam giới dễ bị lây nhiễm COVID-19 hơn bởi có nồng độ enzyme chủ đạo mà virus SARS-CoV-2 dùng để xâm nhập tế bào cao hơn nữ giới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lịch sử áo dài nam Việt Nam: Một thời từng bị quên lãng!

ĐÔNG DU (T/H) |

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, tà áo dài truyền thống của nam giới Việt đã dần dà mất hút và không được thịnh hành như áo dài nữ hiện nay.

Bạn đọc bày tỏ quan điểm về việc nam công chức ở Huế mặc áo dài đi làm

ANH THƯ |

Dư luận đang quan tâm đến việc nam cán bộ, công chức mặc áo dài truyền thống đến công sở vào thứ 2 đầu tháng.

Dấu ấn sinh học đặc biệt lý giải vì sao nam giới dễ mắc COVID-19 hơn phụ nữ

Thanh Hà |

Nam giới dễ bị lây nhiễm COVID-19 hơn bởi có nồng độ enzyme chủ đạo mà virus SARS-CoV-2 dùng để xâm nhập tế bào cao hơn nữ giới.