Hãy để các mối quan hệ tự điều chỉnh

LÊ VINH |

Những ngày gần đây, câu chuyện xưng hô giữa thầy cô giáo và học sinh đã trở thành chủ đề nóng, tạo ra nhiều quan điểm trái chiều. Xã hội là vậy, mọi vấn đề đều tạo ra những góc nhìn, quan điểm khác nhau, kéo theo phản ứng mạnh hay nhẹ, nông hay sâu, rộng hay hẹp tùy mức độ ảnh hưởng.

Câu chuyện xưng hô “Con” hay “Em” hay “Tôi” hay “Trò” đã tạo ra sự tranh luận, thậm chí có phần gay gắt, khi không chỉ 2 đối tượng chính tham gia mà cả phụ huynh, các chuyên gia, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ… Không ai phản đối chuyện tạo ra vấn đề để tranh luận, đưa ra quan điểm, nhưng đề xuất thay đổi thì có hợp lý hay không, khi các mối quan hệ vốn tự biết cách điều chỉnh?

Có thể hiểu rằng, đề xuất thay đổi để hướng đến việc biến các học sinh trở thành một cá nhân thể hiện được sự tự chủ, riêng có trong xã hội hiện đại và ngày càng phát triển. Nói cách khác, là sự chủ động như học sinh nước ngoài thể hiện trong môi trường gia đình, trường học hay cộng đồng. Mà học sinh thì đâu phải chỉ có trẻ con!?

Với sự đa dạng của tiếng Việt, đại từ nhân xưng có thể được dùng theo nhiều cách chứ không chỉ gói gọn vào “I”, “He” hay “She” trong tiếng Anh. Kết hợp với truyền thống, lịch sử, văn hóa, tình cảm của người Việt, các đối tượng tự biết phải điều chỉnh nhưng đồng thời vẫn tuân thủ “vòng kim cô của các mối quan hệ”.

Giữa các mối quan hệ, ngay cả việc sử dụng, diễn đạt từng cách xưng hô cũng cho thấy vị trí của thầy, cô giáo với học sinh. Nên nhớ rằng, giáo viên và học sinh là một khái niệm chung, mà nội hàm của nó gồm các cấp bậc học. Ở mầm non, tiểu học, giáo viên gọi học sinh là “con” được cho là hợp lý, khi con trẻ còn ở độ tuổi cần cảm nhận nhiều hơn sự gần gũi, yêu thương.

Học sinh lên cấp 2, cấp 3, với cô giáo không hơn quá nhiều tuổi thì việc điều chỉnh sang gọi thầy, cô và xưng con chính là sự điều chỉnh. Ở bậc đại học, việc xưng em và tôi là có thể chấp nhận, khi học sinh đã trở thành một công dân, có sự chủ động…

Và đương nhiên, trong mối quan hệ thầy trò ở cấp trên đại học, cao học hay trung, cao cấp chính trị, người ta dễ thấy giáo viên tự động gọi học sinh - những người đã đi làm, có vị trí trong xã hội, là “anh, chị”, “đồng chí” chứ chẳng ai gọi “con” làm gì để phải bận tâm đề xuất thay đổi.

Nhìn chung, tham gia vào mối quan hệ, chúng ta tự có cách điều chỉnh xưng hô phù hợp và cùng chấp nhận. Việc quy định thế nào cũng là tự thân các mối quan hệ cụ thể, chứ không có mẫu số chung cho tất cả.

LÊ VINH 
TIN LIÊN QUAN

Tiếng Việt: Sự trong sáng và vấn đề chuẩn hóa

PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH |

Kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Tạp chí Học tập, s.4-1966) cho đến nay (2021) đã tròn 55 năm. Phong trào này đã được toàn xã hội, đặc biệt là giới Việt ngữ học hưởng ứng với một “lộ trình” lúc lên, lúc xuống, lúc rầm rộ, lúc âm ỉ... Nhưng chưa bao giờ vấn đề giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt lại được dư luận quan tâm nhiều như thời gian vừa qua. Vậy, thực trạng tiếng Việt hiện nay như thế nào và chúng ta phải làm gì cho một vấn đề rất quan trọng: Chuẩn hoá cho đúng hướng.

Vui buồn tiếng Việt

Phạm Xuân Nguyên (Hà Nội, thu đông 2021) |

Tiếng Việt có sự giàu và cái đẹp của nó, cũng như tiếng nước nào cũng vậy. Ca dao xưa có câu: “Nửa đêm giờ tý canh ba / Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi”. Vui đùa thôi, nhưng là cái vui của sự giàu có tiếng nói. Câu lục sáu tiếng đều là chỉ một khoảng khắc thời gian. Câu bát tám tiếng đều là chỉ một phái tính.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Tiếng Việt: Sự trong sáng và vấn đề chuẩn hóa

PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH |

Kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động công cuộc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Tạp chí Học tập, s.4-1966) cho đến nay (2021) đã tròn 55 năm. Phong trào này đã được toàn xã hội, đặc biệt là giới Việt ngữ học hưởng ứng với một “lộ trình” lúc lên, lúc xuống, lúc rầm rộ, lúc âm ỉ... Nhưng chưa bao giờ vấn đề giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt lại được dư luận quan tâm nhiều như thời gian vừa qua. Vậy, thực trạng tiếng Việt hiện nay như thế nào và chúng ta phải làm gì cho một vấn đề rất quan trọng: Chuẩn hoá cho đúng hướng.

Vui buồn tiếng Việt

Phạm Xuân Nguyên (Hà Nội, thu đông 2021) |

Tiếng Việt có sự giàu và cái đẹp của nó, cũng như tiếng nước nào cũng vậy. Ca dao xưa có câu: “Nửa đêm giờ tý canh ba / Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi”. Vui đùa thôi, nhưng là cái vui của sự giàu có tiếng nói. Câu lục sáu tiếng đều là chỉ một khoảng khắc thời gian. Câu bát tám tiếng đều là chỉ một phái tính.