Hàng loạt công trình nước sạch trăm tỉ bỏ hoang phí

HỮU LONG |

Gần 400 tỉ đồng tiền ngân sách, tỉnh Đắk Nông bỏ ra để xây dựng các công trình nước sạch với mục đích giúp một số người dân sống ở những khu vực vùng khó khăn có cơ hội được sử dụng nước sạch, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Nhưng thực tế, thanh tra phát hiện, 60% công trình cấp nước sạch ở Đắk Nông hoạt động chưa lâu đã xuống cấp, hư hỏng hoàn toàn…

Xây xong bỏ hoang

Năm 2009, công trình Trạm cấp nước sinh hoạt Bon Bu Nđơr A và B (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) được đầu tư xây dựng hơn 2 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành công trình và bàn giao cho UBND xã Quảng Tâm, từ đó đến nay công trình nước sạch không thể hoạt động, bỏ không, gây lãng phí.

Ông Nguyễn Văn Tố - người dân xã Quảng Tâm bức xúc, trong khi người dân hằng ngày sử dụng nước suối, nước phèn thì việc đầu tư hàng tỉ đồng cho một công trình cung cấp nước sạch nhưng không thể sử dụng được gây lãng phí và vô cùng phản cảm.

Không chỉ riêng công trình nước sạch ở xã Quảng Tâm rơi vào cảnh bỏ hoang ngay sau khi hoàn tất xây dựng, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có hàng trăm công trình cũng lâm vào tình trạng tương tự. Có thể kể ra công trình cấp nước sinh hoạt thuộc dự án quy hoạch di dời dân cư vùng ngập lụt thôn Nam Giao, xã Nâm N’Đir (huyện Krông Nô) với kinh phí đầu tư 2,2 tỉ đồng khi bàn giao không có cơ chế quản lý sử dụng. Ngoài ra, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Nam Tân, xã Nâm N’Đir có tổng kinh phí hơn 1 tỉ nhưng không mang lại hiệu quả đầu tư, gây lãng phí nguồn vốn…

Trước thực trạng trên, Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc xác minh, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc đầu tư lãng phí đối với các công trình cấp nước sạch.

Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng còn phát hiện, từ năm 2004-2018, toàn tỉnh Đắk Nông đầu tư xây dựng một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn với tổng số 245 công trình; hiện có 102 công trình đang hoạt động, 155 công trình (60%) không hoạt động trong đó, 98 công trình hư hỏng còn khả năng khắc phục (90 công trình có tổng vốn đầu tư 86 tỉ đồng); 57 công trình hư hỏng hoàn toàn với số tiền từng đầu tư hơn 47 tỉ đồng.

Qua kiểm tra 13 công trình và 2 gói thầu cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn cho thấy các chủ đầu tư, UBND cấp xã nhận bàn giao công trình, nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và thi công đều có những tồn tại, khiếm khuyết trong đầu tư, quản lý và vận hành.

Làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân

Sau khi có kết luận về hàng trăm công trình cấp nước được đầu tư nhưng xuống cấp, lãng phí, Thanh tra tỉnh Đắk Nông yêu cầu Sở TNMT tỉnh Đắk Nông xem xét và làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc đầu tư Hạng mục Đầu mối cấp nước thuộc dự án Hạng mục kỹ thuật khu dân cư số 3 và số 4 Sùng Đức, không bàn giao được cho đơn vị quản lý sử dụng, bị hư hỏng, lãng phí ngân sách Nhà nước hơn 3 tỉ đồng.

Thanh tra tỉnh này cũng đề nghị UBND huyện Đắk Song, huyện Krông Nô, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Phát triển nông thôn phải tổ chức kiểm điểm, tập thể cá nhân có khuyết điểm để báo cáo UBND tỉnh.

Có thể kể ra trách nhiệm của một số cá nhân buông lỏng trách nhiệm trong quá trình đầu tư công trình nước sạch như ông Hoàng Duy Chuyển - nguyên Giám đốc Sở TNMT (năm 2012-2015) - sai phạm liên quan đến Hạng mục Đầu mối cấp nước của gói thầu số 10 - xây dựng hệ thống cấp nước thuộc Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư số 3 và 4 Sùng Đức có tổng giá trị hơn 3 tỉ đồng, đầu tư vào năm 2012. Tuy nhiên, sau khi bàn giao đưa vào sử dụng, Công ty Cổ phần Cấp nước và Phát triển đô thị Đắk Nông không tiếp nhận, hạng mục trên bị hư hỏng gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL khi lũ không còn: Dân vùng lũ tha hương mưu sinh

LỤC TÙNG |

Dù được dự báo lũ từ thượng nguồn Mekong có thể sẽ về nhiều vào trung tuần tháng 9, nhưng sự xuất hiện muộn màn của mùa lũ 2019 không còn ý nghĩa của việc mang lại nguồn lợi như vốn có để giúp ngăn dòng người ở đồng đất này ly hương, tha phương kiếm sống...

TPHCM: Điểm danh những dòng kênh đen giữa lòng thành phố

Trần Khanh |

TP.Hồ Chí Minh đang có khoảng 20.000 căn nhà ven kênh rạch, hầu hết rác thải sinh hoạt đều được xả thẳng xuống dòng nước, khiến mạng lưới thoát nước tại thành phố đông dân nhất Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng.

Công an làm rõ thông tin “nữ chủ quán đánh nhân viên vì bị tố quỵt lương”

A.T |

Sáng 21.9, Công an phường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin và sẽ cử cán bộ xuống địa bàn để xác minh clip nữ chủ quán nghi bị tố quỵt nợ và đánh nhân viên.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Quốc hội họp bất thường lần 3, xem xét công tác nhân sự

Vương Trần |

Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

ĐBSCL khi lũ không còn: Dân vùng lũ tha hương mưu sinh

LỤC TÙNG |

Dù được dự báo lũ từ thượng nguồn Mekong có thể sẽ về nhiều vào trung tuần tháng 9, nhưng sự xuất hiện muộn màn của mùa lũ 2019 không còn ý nghĩa của việc mang lại nguồn lợi như vốn có để giúp ngăn dòng người ở đồng đất này ly hương, tha phương kiếm sống...

TPHCM: Điểm danh những dòng kênh đen giữa lòng thành phố

Trần Khanh |

TP.Hồ Chí Minh đang có khoảng 20.000 căn nhà ven kênh rạch, hầu hết rác thải sinh hoạt đều được xả thẳng xuống dòng nước, khiến mạng lưới thoát nước tại thành phố đông dân nhất Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng.

Công an làm rõ thông tin “nữ chủ quán đánh nhân viên vì bị tố quỵt lương”

A.T |

Sáng 21.9, Công an phường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin và sẽ cử cán bộ xuống địa bàn để xác minh clip nữ chủ quán nghi bị tố quỵt nợ và đánh nhân viên.