Hạn chế xe máy cần phải gắn với phát triển đồng bộ vận tải công cộng

P.Đ |

Hà Nội vẫn đang từng bước hướng tới việc hạn chế xe máy lưu thông, nhất là tại khu vực đô thị trung tâm. Bên cạnh đó, theo một số chuyên gia, việc thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ cao ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là rất cần thiết.

Theo dự kiến của UBND TP. Hà Nội, đến năm 2030 thành phố sẽ có 17 quận (hiện có 12 quận) với dân số khoảng 5 triệu người. Trong khoảng hơn 10 năm sắp tới, Hà Nội sẽ từng bước thực hiện lộ trình cấm xe máy hoạt động tại các quận nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Cũng theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 6,01 triệu xe máy, chưa tính số lượng phương tiện đăng ký tại các địa phương khác thường xuyên lưu thông trên địa bàn.

Nói về vấn đề này, một số chuyên gia giao thông khẳng định, việc hạn chế xe máy cần thực hiện từng bước theo lộ trình. Ngoài ra, việc hạn chế xe máy phải bắt đầu từ những tuyến đường có sự phục vụ của vận tải công cộng khối lượng lớn như mở nhiều làn đường riêng cho xe buýt, xe buýt BRT, đường sắt đô thị...

Nhiều phương tiện vẫn đi vào làn dành riêng cho xe buýt BRT.
Nhiều phương tiện vẫn đi vào làn dành riêng cho xe buýt BRT.

Tiến sĩ Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Giao thông Vận tải cho biết: “Đến năm 2030, vận tải công cộng của Hà Nội sẽ đáp ứng được tối thiểu 40% nhu cầu đi lại của toàn thành phố nên người dân không cần lo lắng”.

Theo ông Lê Đỗ Mười, thành phố đang tập trung toàn lực phát triển hạ tầng giao thông và đầu tư mạnh mẽ cho vận tải công cộng. Đến năm 2030 có thể đưa vào hoạt động 8 đoạn tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến buýt, 35.000 xe taxi, 50.000 - 55.000 xe hợp đồng, 15 - 20 tuyến minibus, 8.000 - 10.000 xe đạp công cộng.

Bên cạnh đó, các khu vực cấm xe máy hoạt động cũng sẽ được xem xét kỹ mọi tiêu chí như: Mức độ ùn tắc giao thông; năng lực đáp ứng của vận tải công công; khung thời gian hạn chế hoặc cấm…

Theo các chuyên gia, việc cấm xe máy tại nội thành cần được thực hiện từng bước theo lộ trình. Ảnh: P.Đ
Theo các chuyên gia, việc cấm xe máy tại nội thành cần được thực hiện từng bước theo lộ trình. Ảnh: P.Đ

Còn GS. TS Vũ Thị Vinh - Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam chia sẻ: “Hà Nội dự kiến, trước khi cấm xe máy hoạt động trong trung tâm TP vào năm 2030 sẽ thí điểm hạn chế xe máy theo giờ từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần trên các trục đường hướng tâm có đủ phương tiện công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây lộ trình thực hiện từ phạm vi hẹp đến rộng”.

Theo nhận định, việc cho thí điểm hạn chế xe máy trên 2 tuyến đường: Nguyễn Trãi và Tố Hữu - Lê Văn Lương trước tiên là rất phù hợp. Bởi trên 2 tuyến đường này có 2 tuyến GTCC khối lớn chạy qua là tuyến buýt BRT 01 và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại. Tiếp đó có thể tính tới những tuyến đường có điều kiện tương tự như: Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ, nơi có tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội sẽ vận hành vào đầu năm 2021.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần giải quyết ngay là bố trí hợp lý các bãi đỗ xe đạp, xe máy để mọi người thuận tiện sử dụng giao thông công cộng. Ngoài ra, việc thu phí giao thông để hạn chế sự di chuyển của phương tiện cơ giới cá nhân vào các khu vực tập trung mật độ giao thông cao đã được nhiều nước áp dụng thành công.

P.Đ
TIN LIÊN QUAN

Phải hình dung “cấm thì người dân đi bằng gì”?

CƯỜNG NGÔ |

Sáng 25.10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 đề án: Phân vùng hạn chế, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030; Thu phí ôtô vào một số khu vực trên địa bàn thành phố. Đây là các đề án rất phức tạp và nhạy cảm, động chạm đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống của rất nhiều người dân trong và ngoài thành phố, cần những phương án thích hợp và thuyết phục với người dân.

Cấm xe máy ở nội đô: "Người dân sẽ đi lại bằng phương tiện gì?"

Thế Cường |

Đánh giá việc thành phố Hà Nội đang khẩn trương đưa ra các giải pháp phân vùng hạn chế xe máy vào nội đô, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, ông đồng tình với chủ trương, tuy nhiên, hiện cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội còn yếu kém nên quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải trả lời câu hỏi: "Cấm xe máy thì người dân đi bằng gì?"

Cấm xe máy, Hà Nội cần phải có 3.300 xe buýt

Cường Ngô - Tô Thế |

Để có thể cấm xe máy vào nội đô, chuyên gia giao thông tính toán, tỷ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là khoảng 10%, như vậy, để tăng tỷ lệ đáp ứng lên mức 15% sẽ cần khoảng 2.400 phương tiện, mức 20% là khoảng 3.300 phương tiện.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phải hình dung “cấm thì người dân đi bằng gì”?

CƯỜNG NGÔ |

Sáng 25.10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng 2 đề án: Phân vùng hạn chế, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030; Thu phí ôtô vào một số khu vực trên địa bàn thành phố. Đây là các đề án rất phức tạp và nhạy cảm, động chạm đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống của rất nhiều người dân trong và ngoài thành phố, cần những phương án thích hợp và thuyết phục với người dân.

Cấm xe máy ở nội đô: "Người dân sẽ đi lại bằng phương tiện gì?"

Thế Cường |

Đánh giá việc thành phố Hà Nội đang khẩn trương đưa ra các giải pháp phân vùng hạn chế xe máy vào nội đô, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, ông đồng tình với chủ trương, tuy nhiên, hiện cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội còn yếu kém nên quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn và cần phải trả lời câu hỏi: "Cấm xe máy thì người dân đi bằng gì?"

Cấm xe máy, Hà Nội cần phải có 3.300 xe buýt

Cường Ngô - Tô Thế |

Để có thể cấm xe máy vào nội đô, chuyên gia giao thông tính toán, tỷ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là khoảng 10%, như vậy, để tăng tỷ lệ đáp ứng lên mức 15% sẽ cần khoảng 2.400 phương tiện, mức 20% là khoảng 3.300 phương tiện.