Hà Tĩnh: Cụ bà 90 tuổi miệt mài “giữ lửa” làng nghề nón lá Phù Việt

TRẦN TUYÊN |

Cụ bà 90 tuổi vẫn miệt mài, kiên trì “giữ lửa” nghề làm nón lá truyền thống Phù Việt (Hà Tĩnh) trước thách thức của cơn lốc thị trường.

Vào ngày đầu tháng 9, chúng tôi tìm đến làng nghề nón lá Phù Việt (xã Thạch Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh) ). Ở đây, có một cụ bà hơn hai phần ba thế kỷ gắn bó với nghề. Đó là cụ Nguyễn Thị Lưu (90 tuổi) – “di sản sống” níu giữ văn hóa của làng.

Cụ kể, bản thân bén duyên với nghề làm nón lá từ lúc 5 tuổi, rồi gắn với nghề cả đời, đến nay đã hơn 80 năm làm nón, cụ không nhớ mình đã chằm (đan) được bao nhiêu chiếc nón.

Cụ Lưu miệt mài chằm (đan) nón lá. Ảnh: Trần Tuyên
Cụ Lưu miệt mài chằm (đan) nón lá. Ảnh: Trần Tuyên

“Nghề nón lá có từ khi nào người dân Phù Việt cũng không ai hay, chỉ nhớ là do tổ tiên, cha ông để lại. Ngày đó, do nhu cầu đối với loại hàng này nên nhà nhà làm nón, từ già đến trẻ ai cũng biết chằm nón.

Chiếc nón lá được làm ra với nhiều công đoạn, trong đó làm khung, chọn lá và chằm nón là những công đoạn chính. Tuy là nghề phụ, chỉ làm trong thời gian nông nhàn nhưng cũng đủ để trang trải chi phí sinh hoạt”, cụ Lưu tâm sự.

Dù tuổi đã cao nhưng mỗi ngày cụ vẫn chằm được 2 chiếc nón. "Nghề này đòi hỏi sự đam mê, công phu, chịu khó, khéo léo và cẩn thận" - cụ Lưu chia sẻ về "bí quyết" thành công.

Chính niềm đam mê từ nhỏ đã đưa cụ Lưu trở thành một trong những người có tài chằm nón có tiếng trong vùng. Và cụ cũng không ngờ rằng mình sẽ là người chứng kiến những thăng trầm nghề nón lá của làng.

Cụ Lưu cho biết, hiện làng nghề nón lá Phù Việt chỉ còn khoảng 15-20 người lành nghề, chủ yếu từ độ tuổi 45 đến 70. Nay giá bán thấp, lượng tiêu thụ ít dần, nguyên liệu làm nón cũng phải nhập từ nơi khác về, làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một.

Những năm gần đây, cùng với sự thay đổi không ngừng của thị trường hàng hóa, các làng nghề thủ công phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là người trẻ không mặn mà với nghề truyền thống, yếu tố “cha truyền con nối” dần mất đi. Làng nghề trở nên “yếu ớt” trước cơn lốc của thị trường.

Theo các chuyên gia kinh tế, để tìm hướng đi cho việc duy trì bảo tồn nghề làm nón lá, chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp hỗ trợ để quy hoạch và phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, chính bản thân làng nghề cũng cần có thay đổi về mẫu mã, tích cực quảng bá thương hiệu…

TRẦN TUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề lồng đèn đìu hiu, làm cầm chừng nghe ngóng dịch bệnh

Ngọc Lê |

Làng nghề lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TPHCM) đìu hiu, vắng khách ghé mua so với mọi năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Gia đình duy nhất còn giữ nghề thêu cờ Tổ quốc truyền thống tại Hà Nội

Minh Thành |

Làng nghề mai một dần, nghề gia truyền không còn đem lại cuộc sống no đủ bằng những công việc khác. Nay duy nhất gia đình nhà chị Vương Thị Nhung (Từ Vân, Thường Tín, Hà Nội) còn lưu giữ nghề thêu cờ tổ quốc truyền thống, tạo công ăn việc làm đều đặn cho hàng chục hộ gia đình trong làng.

Chiếc nón lá Việt Nam lưu giữ tên các quốc gia, vùng lãnh thổ

Nguyễn Hùng |

Chiếc nón lá Việt Nam mà mẹ anh từ Hạ Long đem sang Australia tặng con nhân dịp khai trương văn phòng mới năm 2010 đã được anh và các nhân viên sử dụng như một kỉ vật ghi dấu các quốc gia, vùng lãnh thổ và nền văn hóa mà những đồng nghiệp đã và đang làm việc cùng công ty trong hơn 10 năm qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Làng nghề lồng đèn đìu hiu, làm cầm chừng nghe ngóng dịch bệnh

Ngọc Lê |

Làng nghề lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TPHCM) đìu hiu, vắng khách ghé mua so với mọi năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Gia đình duy nhất còn giữ nghề thêu cờ Tổ quốc truyền thống tại Hà Nội

Minh Thành |

Làng nghề mai một dần, nghề gia truyền không còn đem lại cuộc sống no đủ bằng những công việc khác. Nay duy nhất gia đình nhà chị Vương Thị Nhung (Từ Vân, Thường Tín, Hà Nội) còn lưu giữ nghề thêu cờ tổ quốc truyền thống, tạo công ăn việc làm đều đặn cho hàng chục hộ gia đình trong làng.

Chiếc nón lá Việt Nam lưu giữ tên các quốc gia, vùng lãnh thổ

Nguyễn Hùng |

Chiếc nón lá Việt Nam mà mẹ anh từ Hạ Long đem sang Australia tặng con nhân dịp khai trương văn phòng mới năm 2010 đã được anh và các nhân viên sử dụng như một kỉ vật ghi dấu các quốc gia, vùng lãnh thổ và nền văn hóa mà những đồng nghiệp đã và đang làm việc cùng công ty trong hơn 10 năm qua.