Hà Nội: Phường đập bỏ tài sản của dân nhưng không thông báo?

Tùng Giang |

Khi đi làm về, vợ chồng ông Trường tá hỏa vì hàng chậu cây quý của gia đình mình bỗng dưng bị đập vỡ nát. Hàng xóm cho hay, chính quyền phường đã cho người phá bỏ.

Không được thông báo trước

Ngày 7.1, phản ánh đến Báo Lao Động, ông Phạm Ngọc Trường (sinh năm 1962, trú tại đường T5A1, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, cùng ngày, khi vợ chồng ông đi làm về thì bất ngờ phát hiện hàng cây cảnh do gia đình trồng tại ngách 3/81, ngõ 3 Thái Hà (địa chỉ cũ) bỗng dưng biến mất. Theo đó, toàn bộ các chậu cây cảnh treo tường và để sát vách nhà đều bị đập phá vỡ nát. Gia đình ông Trường ước tính thiệt hại không dưới 50 triệu đồng.

Ông Trường cho rằng, việc cán bộ phường Trung Liệt tự ý phá hoại tài sản của gia đình ông là trái quy định. Clip: Gia đình cung cấp.

“Nghe hàng xóm nói cán bộ phường đến phá hàng cây cảnh, tôi rất bức xúc. Tại sao hàng cây hiện hữu nhiều năm nay trong con ngõ nhỏ, thuộc phần đất do gia đình khai thác từ thời bố tôi, lại bị phá nát mà không có một giấy tờ thông báo gì. Tôi đi làm suốt ngày nhưng chính quyền không thông báo thì gia đình không thể nắm được”, ông Trường bức xúc.

Ông Trường cho hay, cho đến thời điểm hàng cây cảnh của nhà ông bị phá bỏ, gia đình chưa nhận bất kỳ một thông báo chính thức hay quyết định nào từ phía chính quyền phường Trung Liệt. Do đó, việc các cán bộ tự ý phá hoại tài sản của gia đình ông là trái quy định.

Hiện trường hàng cây gia đình bà Mong bị đập bỏ vỡ nát. Ảnh: Tùng Giang.
Hiện trường hàng cây gia đình bà Mong bị đập bỏ vỡ nát. Ảnh: Tùng Giang.
Hiện trường hàng cây của gia đình ông Trường, bà Mong bị đập bỏ vỡ nát. Ảnh: Tùng Giang.

Ngoài ra theo ông Trường, phường có yêu cầu gia đình di dời cây khế trong ngõ từ thời bố ông để lại. Tuy nhiên, cây khế đã tồn tại từ năm 1984 và nằm sát vách tường nhà, không ảnh hưởng đến lối đi chung nên gia đình muốn giữ lại.

Thông tin về nguồn gốc phần đất để dãy cây cảnh, bà Trần Hoài Mong (sinh năm 1966, vợ ông Trường) cho biết, phần đất có diện tích hơn 20m2 do gia đình tự khai thác từ năm 1984.

Theo đó, gia đình bà Mong chỉ trồng cây trên một phần diện tích nhỏ của khu đất, sát vách nhà. Ngày đó, nhà của ông bà nằm cuối ngõ không có người qua lại, cạnh mương cống thuộc nhánh sông Tô Lịch (nay là đường T5A1).

“Từ khi kênh mương được lấp thay bằng tuyến đường mới, các hộ dân thương lượng mở lối đi chung. Gia đình tôi tự nguyện lùi vào 80cm tường nhà để mở rộng ngõ. Hàng cây của gia đình đã tồn tại nhiều năm nay, nếu chính quyền thấy vị trí không đúng quy định thì phải có ý kiến để gia đình thu vào, sao lại đập nát hết cả”, bà Mong ngậm ngùi.

Ra quân thường xuyên nên không cần thông báo

Liên quan đến vụ việc gia đình ông Trường đi làm về tá hỏa phát hiện hàng cây cảnh trị giá khoảng 50 triệu đồng bỗng dưng “biến mất”, đại diện phường Trung Liệt thừa nhận, chính quyền phường đã cho người xuống tháo dỡ.

Hàng cây cảnh xanh tốt của gia đình bà Mong trước khi bị đập bỏ. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Hàng cây cảnh xanh tốt của gia đình bà Mong trước khi bị đập bỏ. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Hoài Loan - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội) khẳng định, chính quyền phường Trung Liệt đã làm theo kế hoạch.

Cụ thể, bà Loan thông tin: "Theo kế hoạch triển khai Năm trật tự và văn minh đô thị, công tác trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và công tác quản lý đô thị trên địa bàn của quận Đống Đa, phường đã có kế hoạch xử lý môi trường, cùng công văn phối hợp với các bên liên quan, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. Theo đó, hằng ngày phường Trung Liệt phải báo cáo về việc xử lý các vi phạm như thế nào lên Phòng Quản lý đô thị của quận".

Bà Loan cho rằng, nếu người dân để các vật dụng, tài sản lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lối đi chung trên các tuyến đường, khu phố thuộc địa bàn phường thì đều phải xử lý. Chính quyền phường Trung Liệt đã tuyên truyền, nhắc nhở nhiều lần nhưng ý thức của một số hộ dân còn hạn chế.

Cũng theo bà Loan, lực lượng chức năng của phường Trung Liệt sẽ ra quân thường xuyên nên không cần thông báo cho người dân. Về điều này, bà Loan giải thích, vì phường đã tuyên truyền kế hoạch từ lâu và người dân đã nắm được.

“Kể cả việc truyền thông trên đài báo đều đã có các thông tin cơ bản, chứ không phải là chính quyền không thông báo gì mà đã tiến hành phá bỏ”, bà Loan nói.

Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Đất xây trường bị chiếm dụng, học sinh phải học ở đình làng

Tùng Giang |

Khu đất 46 Liễu Giai (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) được UBND TP.Hà Nội phê duyệt thực hiện dự án xây dựng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc từ năm 1998. Tuy nhiên cho đến nay, ngôi trường này vẫn phải học nhờ trong Đình làng Kim Mã Thượng vì khu đất trên bị chiếm dụng trái phép làm địa điểm kinh doanh.

Chính quyền làm tốt trách nhiệm thì sẽ giảm ô nhiễm

Lê Thanh Phong |

Sáng 25.12, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ban hành chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI), đồng thời kêu gọi người dân ủng hộ các biện pháp của thành phố và có hành động cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Hiệu trưởng vay tiền rồi không trả, giáo viên cầu cứu chính quyền

HÀN NGUYÊN |

Nhờ vay tiền, nhưng đến hạn hiệu trưởng không trả mà hứa hẹn ngày này sang tháng khác, buộc nhiều giáo viên phải ký đơn cầu cứu gửi chính quyền.

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Hà Nội: Đất xây trường bị chiếm dụng, học sinh phải học ở đình làng

Tùng Giang |

Khu đất 46 Liễu Giai (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) được UBND TP.Hà Nội phê duyệt thực hiện dự án xây dựng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc từ năm 1998. Tuy nhiên cho đến nay, ngôi trường này vẫn phải học nhờ trong Đình làng Kim Mã Thượng vì khu đất trên bị chiếm dụng trái phép làm địa điểm kinh doanh.

Chính quyền làm tốt trách nhiệm thì sẽ giảm ô nhiễm

Lê Thanh Phong |

Sáng 25.12, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ban hành chỉ thị về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI), đồng thời kêu gọi người dân ủng hộ các biện pháp của thành phố và có hành động cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Hiệu trưởng vay tiền rồi không trả, giáo viên cầu cứu chính quyền

HÀN NGUYÊN |

Nhờ vay tiền, nhưng đến hạn hiệu trưởng không trả mà hứa hẹn ngày này sang tháng khác, buộc nhiều giáo viên phải ký đơn cầu cứu gửi chính quyền.