Góp ý Luật Đất đai về thời điểm có hiệu lực của giao dịch quyền sử dụng đất

ThS Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Hiện nay, vấn đề về thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về bất động sản, nhất là quyền sử dụng đất đang có cách hiểu khác nhau.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về bất động sản, nhất là quyền sử dụng đất đang có cách hiểu khác nhau. Ảnh minh hoạ: Minh Huy.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về bất động sản, nhất là quyền sử dụng đất đang có cách hiểu khác nhau. Ảnh minh hoạ: Minh Huy

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định: "1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng".

Tuy vậy, Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 lại quy định: "3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính".

Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng kinh doanh bất động sản do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

Điều này dẫn đến nhiều khó khăn vướng mắc trong việc thực thi pháp luật, nhất là khi xảy ra tranh chấp rất khó để giải quyết thỏa đáng quyền lợi của các bên. Lý do, là bên nào cũng có lý của mình, vì việc áp dụng luật chuyên ngành phải được ưu tiên.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 49 dự án Luật Đất đai (sửa đổi):

"3. Việc thực hiện quyền của người nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ được Nhà nước bảo hộ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 29 dự án Luật Đất đai (sửa đổi) quy định thời điểm được thực hiện quyền của người sử dụng đất:

"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận.

Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền".

Như vậy, giữa Luật Đất đai hiện hành (kể cả dự án Luật Đất đai sửa đổi), Luật Công chứng năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 đang có quy định khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch về quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, quy định trên còn tạo bất lợi và rủi ro cho bên nhận chuyển nhượng, bởi vì hoạt động thanh toán thường thực hiện tại thời điểm ký kết hợp đồng, trong khi đó thời điểm này hợp đồng lại chưa có hiệu lực.

Vì vậy, tại dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của các giao dịch cho phù hợp với các đạo luật hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất nhằm dễ triển khai thực hiện, áp dụng trên thực tế.

Điều này còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, hạn chế rủi ro, nhất là phòng ngừa các tranh chấp phát sinh từ sự thiếu thống nhất, bất cập tại các văn bản pháp luật.

ThS Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
TIN LIÊN QUAN

19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Phong Linh |

Ngày 14.3, tại Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với sự tham dự của lãnh đạo 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Làm rõ khái niệm dự án đô thị

QUANG ĐẠI |

Tại Điều 78, khái niệm dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng còn chung chung, chưa gắn với tiêu chí, điều kiện cụ thể. Các điều khoản tại điều này chưa gắn kết và khó hiểu. Từ thực tiễn quản lý và áp dụng Luật Đất đai, tỉnh Nghệ An đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Vấn đề thu hồi đất, tái định cư nhận nhiều góp ý ở dự thảo Luật Đất đai

Cát Tường |

Các vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm: Quy định chung; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Nhìn lại một năm Việt Nam mở cửa du lịch

Thúy Ngọc |

Mở cửa trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành du lịch tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt những kết quả quan trọng.

Vụ ông Nguyễn Viết Dũng: Chi bộ kỷ luật Bí thư là đúng quy trình

Tường Minh |

Quảng Nam - Lãnh đạo Thị uỷ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói việc Chi bộ Đảng thực hiện các bước kỷ luật đối với ông Nguyễn Viết Dũng - Bí thư của Chi bộ này là bình thường và đúng quy trình.

Đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng nay 15.3, đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sau 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Phong Linh |

Ngày 14.3, tại Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với sự tham dự của lãnh đạo 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Làm rõ khái niệm dự án đô thị

QUANG ĐẠI |

Tại Điều 78, khái niệm dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng còn chung chung, chưa gắn với tiêu chí, điều kiện cụ thể. Các điều khoản tại điều này chưa gắn kết và khó hiểu. Từ thực tiễn quản lý và áp dụng Luật Đất đai, tỉnh Nghệ An đã có nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Vấn đề thu hồi đất, tái định cư nhận nhiều góp ý ở dự thảo Luật Đất đai

Cát Tường |

Các vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm: Quy định chung; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...