Góp thêm đôi điều về làm từ thiện

LÊ XUÂN CHIẾN |

Cho đi tức là nhận lại. Làm từ thiện giúp người nhưng đồng thời giúp mình trở nên hoàn thiện hơn, vị tha nhân ái hơn, nghĩa là “người” hơn. Đi làm từ thiện rất vất vả và đôi khi bị hiểu nhầm bởi những cái nhìn ích kỷ, hẹp hòi, đố kỵ. Thế nhưng người làm từ thiện rất vui khi họ mở lòng mình, giúp ích được cho cộng đồng. Khi đó lòng họ thật thanh thản, tâm an, miệng mỉm cười.

Làm từ thiện vì ... mình 

Xin đặt ra một câu hỏi có lẽ quá cũ, quá nhàm: “làm từ thiện vì ai ?”. Vâng, vì cộng đồng, điều này ai cũng biết. Nhưng tôi xin bổ sung: làm từ thiện cũng vì mình nữa, tức vì chính người làm từ thiện. 

Ở góc độ này, làm từ thiện có hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất, cái tâm thiện để ở bên ngoài cho người khác thấy, nghĩa là người làm từ thiện vừa muốn giúp đỡ người khác, vừa muốn được cộng đồng ghi nhận công sức, tấm lòng của họ. Điều này rất chính đáng, cần được trân trọng, không có gì để phê phán cả. Phàm ai làm một việc gì ý nghĩa cũng đều muốn chia sẻ với người khác, muốn người khác tán đồng, ghi nhận. 

Nhiều người bỏ tiền ra làm từ thiện, không đòi hỏi ai báo đáp lại điều gì, chỉ cần cộng đồng ghi nhận tấm lòng của họ là đủ. Vậy mà nhiều người lại vội vã “ném đá” người làm từ thiện, cho rằng họ làm từ thiện để “làm màu”, mượn cớ “đánh bóng” tên tuổi, lăng-xê cho bản thân. 

Ngay cả MC Phan Anh vừa qua là người “phá kỷ lục” về sự lan tỏa trong cộng đồng trong kêu gọi cứu trợ lũ lụt miền Trung, chỉ trong vòng 1 tuần đã quyên góp được đến 20 tỉ đồng, việc mà chưa từng một cá nhân nào từ trước đến nay làm được. Chính bản lĩnh, uy tín của anh đã tạo nên sự hưởng ứng, niềm tin mãnh liệt đối với cộng đồng. 

Thế mà trong khi hàng bao người ủng hộ anh thì vẫn có không ít người ngược lại cho rằng anh và một số người khác trong giới Showbiz “khoe tiền”, mượn cớ PR bản thân, thậm chí có ý kiến cho rằng việc làm của Phan Anh trở thành “vi phạm”. 

Nghị định 64/2008/NĐ-CP “về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ”, trong khi Phan Anh hoàn toàn không chiếm đoạt tiền của ai, các cá nhân hoàn toàn biết rõ việc làm của anh và tự nguyện chuyển tiền vào tài khoản của anh với niềm tin tuyệt đối. Có lẽ người ta “soi” Phan Anh vì việc làm của anh chưa có tiền lệ về độ nhanh, độ lớn và độ tin, hoặc vì người ta không thích đề cao cá nhân. Thay vì “ném tiền” vào để chung tay góp sức vì cộng đồng thì họ chỉ biết “ném đá”, làm tổn thương danh dự người khác. 

Báo chí, truyền thông cần tăng cường biểu dương, ghi nhận việc làm của những người xả thân vì cộng đồng, không nên đăng tải những ý kiến trái chiều, áp đặt. Cần “đắc nhân tâm” chỗ này để không ngừng nhân rộng các mô hình từ thiện, đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng. 

Xu hướng thứ hai thì ngược lại, họ làm từ thiện nhưng âm thầm lặng lẽ, không phô trương ồn ào, không cần ai biết đến, không thích lên báo đài, thậm chí cũng không thích chia sẻ trên facebook. Trong trường hợp này, người làm từ thiện làm theo cái tâm của mình, nếu không làm thì áy náy, cảm thấy không thỏa lòng. 

Gọi họ “làm từ thiện vì mình” cũng đúng, vì họ làm để thỏa mãn cái tâm của mình, cái tâm thiện thôi thúc họ phải làm. Cho nên với kiểu làm từ thiện này, cái tâm thiện ẩn sâu bên trong. Những người từng trải thường chọn kiểu làm từ thiện này. Họ lặng lẽ “cho đi” mà không cần báo đáp. Họ quan niệm rằng “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển là anh em) và “thi ân bất cầu báo” (làm ơn không cầu báo đáp). 

Tôi thấy có nhà cứ cuối tuần là âm thầm nấu cháo từ thiện đem đến bệnh viện phát cho bệnh nhân nghèo, ai xin thì cho. Có những bình nước miễn phí, quán cơm 2000 đồng, đống quần áo miễn phí “mỗi người 1 bộ”, bảng “cứu hộ xe ngập nước” miễn phí tại Sài Gòn... Khó tưởng tượng nổi, giữa cái ồn ào, hối hả, bon chen của dòng đời xuôi ngược, đâu đó vẫn có những sự cho đi thật giản dị, sự ban tặng thật hào phóng.

Nghèo vẫn làm từ thiện 

Đa số người ta nghĩ rằng, người có của ăn của để mới có thể làm từ thiện. Đúng vậy, nhưng chưa đủ. Người bình thường hoặc người nghèo vẫn có thể đi làm từ thiện. 

Người không có tiền thì đi vận động, quyên góp, hoặc “người có của thì mình có công”. Tại sao bạn không đăng ký đi theo các đoàn thiện nguyện để khuân vác, bốc xếp, phân phát quà cho bà con ? 

Tại sao bạn không kết hợp cùng một số người làm việc gì đó để gây quỹ từ thiện ? Tại sao bạn không lên mạng xã hội để Like, viết comment ủng hộ những người kêu gọi cứu trợ đồng bào bị bão lụt ? 

Một lời khích lệ, ủng hộ người làm từ thiện, một lời khuyên, động viên chia sẻ, cảm thông với những người kém may mắn cũng có thể là những “món quà” từ thiện tinh thần đáng trân trọng. 

Nghèo nhưng có sức khỏe, thời gian và tấm lòng thì vẫn có thể làm từ thiện được. Làm từ thiện không cần phải đợi đến khi nào dư dả, giàu có. Tôi thấy nhiều học sinh, sinh viên đi bán hoa trong các ngày lễ; bán sách, bút, tài liệu học tập để lấy tiền quyên góp giúp đỡ người nghèo, tàn tật. Nhiều bạn khác thì làm xe ôm, giữ xe miễn phí, làm “hướng dẫn viên” tình nguyện... trong những mùa thi. 

Học sinh, sinh viên tham gia công tác tình nguyện trong nhà trường hoặc ngoài xã hội, đó chính là hình thức làm từ thiện phù hợp với điều kiện của mình. Cho đi tức là nhận lại. Làm từ thiện giúp người nhưng đồng thời giúp mình trở nên hoàn thiện hơn, vị tha nhân ái hơn, nghĩa là “người” hơn. 

Đi làm từ thiện rất vất vả và đôi khi bị hiểu nhầm bởi những cái nhìn ích kỷ, hẹp hòi, đố kỵ. Thế nhưng người làm từ thiện rất vui khi họ mở lòng mình, giúp ích được cho cộng đồng. Khi đó lòng họ thật thanh thản, tâm an, miệng mỉm cười. 

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
LÊ XUÂN CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.