Giữa 2 tầng phong toả: Chính quyền Đà Nẵng khẩn trương phát tiền hỗ trợ dân

Hoàng Văn Minh |

Khu chung cư của tôi vừa nhận được Quyết định phong toả tối hôm nay, sáng mai lập tức chính quyền phường cử người đến trao hỗ trợ tiền ăn 40 ngàn đồng/người/ ngày theo chính sách của thành phố.

F0 xuất hiện quá bất ngờ

Quyết định phong toả khu chung cư của tôi cũng được chủ tịch phường ký ban hành ngay sau khi phát hiện ca F0 đầu tiên. Vậy là không chờ Đà Nẵng phong toả cứng 7 ngày, khu dân cư của chúng tôi và rất nhiều nơi khác có F0 trong cộng đồng đã đi trước một bước khi bị phong toả cứng trước với thời hạn “cho đến khi có thông báo mới”.

Trao tiền hỗ trợ người dân trong khu phong toả

Nhiều người hoảng hốt bởi F0 xuất hiện quá bất ngờ khiến họ không trở tay kịp. Tôi còn chưa kịp đi chợ mua lương thực dự trữ do chưa đến thời gian được đi chợ ghi trên phiếu. Một phần chậm trễ, đến từ tâm lý chủ quan chờ ngày cuối trước khi chính thức phong toả mới tính; phần đến từ sự sợ hãi khi thấy người dân bất chấp dịch bệnh chen chúc nhau ở các chợ và siêu thị để mua thực phẩm tích trữ cho 7 ngày.

Tủ lạnh trống trơn. Tôi gọi điện cho một đồng nghiệp nam ở Văn phòng báo, bảo “tranh thủ chạy ra chợ hoặc siêu thị mua cho anh cái này, cái này…”. 30 phút sau, hàng có mặt ở bên bờ rào khu cách ly nhưng kiểm hàng lại thấy thiếu trước hụt sau do thời điểm đó thực phẩm bắt đầu khan hiếm.

Đang loay hoay chưa biết giải quyết kiểu gì thì điện thoại báo ra bến xe nhận hàng. Là thực phẩm của ba mẹ ngoài Huế gửi vào tiếp tế cho con trai vừa kịp lúc. Lại nhờ đồng nghiệp đi nhận giúp. Ngồi soạn từng bó rau, cọng hành... cẩn thận cho vào tủ lạnh mà thương ba mẹ ứa nước mắt. Nghe tủi thân vì tuổi này rồi mà vẫn bị ba mẹ lo lắng đùm bới cho từng miếng ăn. Lại còn ngày 2 lần điện thoại hỏi han tình hình dịch bệnh, hỏi có được ăn no không? Cứ như thể con trai mình đang đi học mẫu giáo.

Tiền hỗ trợ liền theo quyết định phong toả

Hôm trước nhận quyết định cách ly thì hôm sau, ông Tổ trưởng Tổ dân phố loan tin bà con xuống sân nhận tiền hỗ trợ của phường. Là tiền ăn đợt 1 với con số 40 ngàn đồng/người/ngày hỗ trợ cho người dân các khu bị cách ly theo quyết định của thành phố.

Hôm trước thấy bạn bè ở các khu cách ly bên quận Sơn Trà nhận tiền, tôi còn nhắn trêu “sao bên anh chưa được cách ly?”. Giờ thì cầu được ước thấy.

Hơn 20 năm nay toàn “vác” tiền của Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động đi trao hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn trong thiên tai bão lũ. Giờ thì lần đầu tiên trong đời, tôi sắm vai người nhận tiền hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ngay chính trong khu dân cư mình sống. Cầm cái phong bì từ cán bộ phường đứng bên kia hàng rào cách ly trao qua mà nghe rưng rưng một cảm xúc rất khó tả hết.

“Vậy là chúng tôi không còn lo về cái ăn, yên tâm để ở yên trong nhà cách ly chống dịch rồi”, một người dân nói với cán bộ phường khi nhận quà. Hôm trước khi bạn bè đồng nghiệp bên Sơn Trà nhận tiền hỗ trợ như thế này, tôi phỏng vấn thì được trả lời là “chính quyền địa phương ứng xử trong trường hợp này quá nhân văn và kịp thời”.

Tôi viết lại y thế trong bài mình như không cảm lắm bởi vẫn là cảm xúc vay mượn. Giờ là người trong cuộc, mới cảm và thấu được thế nào là “một miếng khi đói…” dù thật sự tôi chẳng đến mức phải đói. Tôi cầm phong bì mang đến chỗ ông Tổ trưởng, nói “anh trao giúp em số tiền này cho ai đó trong khu mình đang thật sự khó khăn” rồi đi thật nhanh vì sợ phải nghe nói cám ơn...

Bên trong một khu dân cư bị phong toả ở Đà Nẵng. Ảnh: Tường Minh
Bên trong một khu dân cư bị phong toả ở Đà Nẵng. Ảnh: Tường Minh

Cho đến thời điểm này thì thành phố Đà Nẵng đã chi hơn 100 tỷ đồng (đợt 1) để hỗ trợ người dân các khu phong toả trên địa bàn như của chúng tôi.

Và để chuẩn bị cho 7 ngày phong toả toàn thành phố, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng 4.500 tấn gạo,10 triệu gói mì ăn liền, 180.000 lít nước mắm, 2.500 quả trứng gà, 650 tấn thịt heo, 600 tấn thịt gà, 800 tấn thuỷ hải sản, 1.500 tấn rai củ quả… Nguồn cung hàng hóa từ các siêu thị lớn (10 đơn vị), cửa hàng tiện lợi (187 đơn vị) và dự kiến cung ứng theo địa bàn nên người dân không phải lo có tiền cũng không mua được thực phẩm.

Những niềm vui khác, là sau mấy ngày chung cư bị phong toả, cư dân ở các chung cư hàng xóm sát bên bắt đầu vận động nhau triển khai chương trình hỗ trợ kiểu “lấy sức dân lo cho dân” như một phong trào vừa được phát động trên phạm vi toàn quốc.

Lâu lâu trên nhóm Zalo lại nghe tin báo “bà con xuống sân nhận quà từ người dân chung cư… gửi tặng”. Chỉ là những phần rau củ quả từ những cá nhân và nhóm người kiểu của ít lòng nhiều, nhưng cái tình và niềm vui thì lại lớn lao vô bờ bến…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng, tản mạn những ngày phong tỏa

Hoàng Văn Minh |

Trước phong tỏa 2 ngày...

Đà Nẵng những ngày này là địa phương đầu tiên cả nước phong tỏa cứng toàn thành phố đúng nghĩa trong một tuần để chống dịch COVID -19. Và khó khăn chồng khó khăn khi trong lòng Đà Nẵng, một số khu vực, quận, khu dân cư... còn có một tầng cách ly y tế vì có ca dương tính trong cộng đồng.

Một số tiểu thương ở Đà Nẵng bán hàng cao hơn giá niêm yết

Thanh Chung |

Nắm bắt nhu cầu người dân đi chợ mua trữ lương thực trước thông tin Đà Nẵng có thể sẽ siết chặc biện pháp phòng dịch nếu số ca nhiễm bệnh không giảm, giá cả ở các chợ trên địa bàn đã tăng cao. Ban quản lý các chợ huyện Hoà Vang vừa phát hiện 4 trường hợp tiểu thương bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết.

Không để lỗ hổng hậu cần khi Đà Nẵng áp dụng biện pháp nghiêm ngặt hơn

Thụy Bất Nhi |

Chưa đầy 24 giờ sau khi có thông tin Đà Nẵng có thể áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn từ ngày 16.8, các chợ, siêu thị Đà Nẵng đầy ứ người dân mua sắm, tích trữ hàng hóa. Sự việc làm “nóng lại” câu hỏi từng đặt ra với chính quyền Đà Nẵng, về công tác hậu cần cho người dân trong các tình huống cấp bách.

Người dân Đà Nẵng đồng tình nếu phải "đóng cửa" 7 ngày

Thanh Chung |

Nếu dịch bệnh không giảm người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở nhà, cả cán bộ công chức, người lao động làm việc tại chỗ, không được di chuyển đi nơi khác trong vòng 7 ngày. Sau khi nhận thông tin trên, đa số người dân đồng tình, với mong muốn sớm khoanh vùng, khống chế được dịch bệnh COVID-19.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đà Nẵng, tản mạn những ngày phong tỏa

Hoàng Văn Minh |

Trước phong tỏa 2 ngày...

Đà Nẵng những ngày này là địa phương đầu tiên cả nước phong tỏa cứng toàn thành phố đúng nghĩa trong một tuần để chống dịch COVID -19. Và khó khăn chồng khó khăn khi trong lòng Đà Nẵng, một số khu vực, quận, khu dân cư... còn có một tầng cách ly y tế vì có ca dương tính trong cộng đồng.

Một số tiểu thương ở Đà Nẵng bán hàng cao hơn giá niêm yết

Thanh Chung |

Nắm bắt nhu cầu người dân đi chợ mua trữ lương thực trước thông tin Đà Nẵng có thể sẽ siết chặc biện pháp phòng dịch nếu số ca nhiễm bệnh không giảm, giá cả ở các chợ trên địa bàn đã tăng cao. Ban quản lý các chợ huyện Hoà Vang vừa phát hiện 4 trường hợp tiểu thương bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết.

Không để lỗ hổng hậu cần khi Đà Nẵng áp dụng biện pháp nghiêm ngặt hơn

Thụy Bất Nhi |

Chưa đầy 24 giờ sau khi có thông tin Đà Nẵng có thể áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn từ ngày 16.8, các chợ, siêu thị Đà Nẵng đầy ứ người dân mua sắm, tích trữ hàng hóa. Sự việc làm “nóng lại” câu hỏi từng đặt ra với chính quyền Đà Nẵng, về công tác hậu cần cho người dân trong các tình huống cấp bách.

Người dân Đà Nẵng đồng tình nếu phải "đóng cửa" 7 ngày

Thanh Chung |

Nếu dịch bệnh không giảm người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở nhà, cả cán bộ công chức, người lao động làm việc tại chỗ, không được di chuyển đi nơi khác trong vòng 7 ngày. Sau khi nhận thông tin trên, đa số người dân đồng tình, với mong muốn sớm khoanh vùng, khống chế được dịch bệnh COVID-19.