Giữ lại chung cư Quang Trung cũ nát làm di sản, có khả thi?

QUANG ĐẠI |

Vừa qua, dư luận TP. Vinh (Nghệ An) xôn xao trước ý tưởng đề xuất giữ lại 1 phần chung cư Quang Trung đã cũ nát làm "di sản".

Di sản kiến trúc đô thị

Khu chung cư Quang Trung (TP. Vinh) khởi công năm 1974, từ sự viện trợ của Cộng hòa dân chủ Đức. Đến đầu những năm 1980, khu Quang Trung đã hình thành 24 tòa nhà 5 tầng, 1.829 căn hộ, tổng diện tích 41.233m2. Trong quần thể khu chung cư Quang Trung có 6 trường học các cấp, cùng các công trình văn hóa, thể thao và thương mại.

Bên trong một tòa nhà thuộc chung cư Quang Trung. Ảnh: PV
Bên trong một tòa nhà thuộc chung cư Quang Trung. Ảnh: PV

Hiện nay khu chung cư Quang Trung đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ dân. Dự án thay thế, tái định cư cho các hộ dân ở đây đã được triển khai và trong giai đoạn hoàn thành.

Ông Phạm Xuân Cần – nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đề xuất giữ lại một phần khu chung cư Quang Trung.  
Theo đó, gia cố, tu bổ lại, cố gắng phục dựng nguyên trạng, lập hồ sơ đề nghị công nhận tòa nhà, hoặc một phần của tòa nhà được chọn là di tích lịch sử, khoanh vùng bảo vệ theo Luật Di sản.

Ông Cần cho rằng khu chung cư Quang Trung là di sản đô thị, biểu tượng cho sự hồi sinh của Vinh sau chiến tranh, cho tình hữu nghị đặc biệt Việt – Đức, nơi cư trú của nhóm cư dân phần lớn là trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ lãnh đạo.

Để phát huy “di sản” nói trên (nếu được bảo tồn), theo ông Phạm Xuân Cần có thể những căn hộ thành nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu, tranh ảnh, mô hình về khu chung cư Quang Trung, hoặc có thể cho những người thu nhập thấp ở, hoặc kinh doanh.

Ý tưởng của ông Phạm Xuân Cần được nhiều người tán đồng. Anh Nguyễn Lê Huyên – cán bộ tại TP Vinh nói: “Khu Quang Trung đã cũ và hư hỏng, nhưng vẫn có thể bảo tồn vì đó cũng là lịch sử, chiều sâu văn hoá của thành phố Vinh, chứa chất biết bao ký ức của người dân Vinh, nếu khu Quang Trung được sửa chữa để bảo tồn, không gian được trả lại như ngày xưa thì rất đẹp và ý nghĩa, có khi lại trở thành khu văn hoá, đi bộ của người dân”.

Nguy cơ thành “di sản chết”

Việc giữ lại khu chung cư Quang Trung làm di sản khó khả thi. Ảnh: PV
Việc giữ lại khu chung cư Quang Trung làm di sản khó khả thi. Ảnh: PV

Bên cạnh đó, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của ý tưởng bảo tồn một phần khu chung cư Quang Trung. Anh Hoàng Phúc Nguyên- cư dân phòng 344, C2 Quang Trung nói: “Không thể giữ lại, dù chỉ một phần chung cư Quang Trung, vì cơ bản công trình đã hết tuổi thọ, xuống cấp nghiêm trọng, sẽ rất khó khăn và tốn kém trong duy tu, bảo vệ. Nếu giữ lại, nó sẽ xấu xí, lạc lõng giữa các kiến trúc hiện đại xung quanh. Kiến trúc của nó cũng không có gì quá độc đáo để thu hút khách du lịch”.

“Giả sử một phần chung cư Quang Trung được giữ lại, sẽ sử dụng vào việc gì? Buôn bán, kinh doanh hay cư trú không thể thực hiện được vì công trình ngày càng xuống cấp, nguy hiểm, thiếu tiện nghi. Ý tưởng thu hút du khách cũng rất xa vời. Còn trưng bày hiện vật, tư liệu về chung cư… thực chất cũng không có gì hấp dẫn, chỉ một số rất ít người quan tâm.

Do đó, nếu được giữ lại, phần chung cư cũ nát còn lại không sụp đổ thì cũng thành “di sản chết”. “Một di sản “chết” sẽ nhanh chóng bị xuống cấp và bị lãng quên, trở nên lãng phí” – nhà nghiên cứu Hoàng Tùng – TP. Vinh, trao đổi.

Ông Nguyễn Xuân Thủy – Trưởng Phòng Quản lý Di sản – Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Nghệ An cho biết: “Việc giữ lại một phần chung cư Quang Trung làm di sản chỉ mới là ý kiến cá nhân của ông Phạm Xuân Cần, chưa có ý kiến chính thức đề xuất gửi tới Sở Văn hóa Thể thao tỉnh. Theo tôi, muốn giữ lại thì cần phải có sự đồng thuận của dư luận xã hội, có trong quy hoạch, phải được tính toán hết sức kĩ lưỡng. Nếu chỉ giữ lại 1 phần thì không hình dung được về không gian tổng thể của khu chung cư này; về sau càng xuống cấp, khó bảo tồn. Trước đây Nghệ An có một số di sản, chứng tích chiến tranh cũng không thể lưu giữ, bảo tồn được”.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội: Phá thế “20 năm giậm chân tại chỗ”

NHÓM PV |

Sau 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ nát được cải tạo, sửa chữa (14 chung cư). Việc ở lại những chung cư cũ nát ai cũng biết nguy hiểm. Nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ suốt 20 năm qua do ba nhóm lợi ích chưa thống nhất được, gồm: Người dân, doanh nghiệp và thành phố. Bởi vậy, muốn cải tạo chung cư cũ thành công, theo nhiều ý kiến phải hài hòa được các lợi ích trên, còn việc xã hội hoá là cần thiết nhưng chưa đủ.

Không được chủ quan với những chung cư cũ

NHÓM PV |

Hôm 25.11, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xác nhận có động đất với độ lớn 5.4 độ richter tại địa phận tỉnh Cao Bằng vào lúc 8 giờ 18 phút. Dư chấn của trận động đất khiến người dân ở Hà Nội cảm nhận được sự rung lắc khá mạnh.

Hà Nội: Người dân bám trụ tại chung cư cũ nát đến bao giờ?

T.CHÍ |

Từ năm 2016, Hà Nội bắt đầu lên danh sách các công trình nhà ở nguy hiểm, trong đó cấp độ D là cấp độ buộc phải di dời dân khẩn cấp. Tuy vậy, đã hơn 4 năm qua, mọi chuyện vẫn vậy. Chính quyền vẫn cảnh báo nguy hiểm, còn dân vẫn quyết bám trụ đến cùng. Điều này, đặc biệt nguy hiểm khi mùa mưa lũ đã tới...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội: Phá thế “20 năm giậm chân tại chỗ”

NHÓM PV |

Sau 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ nát được cải tạo, sửa chữa (14 chung cư). Việc ở lại những chung cư cũ nát ai cũng biết nguy hiểm. Nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ suốt 20 năm qua do ba nhóm lợi ích chưa thống nhất được, gồm: Người dân, doanh nghiệp và thành phố. Bởi vậy, muốn cải tạo chung cư cũ thành công, theo nhiều ý kiến phải hài hòa được các lợi ích trên, còn việc xã hội hoá là cần thiết nhưng chưa đủ.

Không được chủ quan với những chung cư cũ

NHÓM PV |

Hôm 25.11, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xác nhận có động đất với độ lớn 5.4 độ richter tại địa phận tỉnh Cao Bằng vào lúc 8 giờ 18 phút. Dư chấn của trận động đất khiến người dân ở Hà Nội cảm nhận được sự rung lắc khá mạnh.

Hà Nội: Người dân bám trụ tại chung cư cũ nát đến bao giờ?

T.CHÍ |

Từ năm 2016, Hà Nội bắt đầu lên danh sách các công trình nhà ở nguy hiểm, trong đó cấp độ D là cấp độ buộc phải di dời dân khẩn cấp. Tuy vậy, đã hơn 4 năm qua, mọi chuyện vẫn vậy. Chính quyền vẫn cảnh báo nguy hiểm, còn dân vẫn quyết bám trụ đến cùng. Điều này, đặc biệt nguy hiểm khi mùa mưa lũ đã tới...