Giờ học online dài lê thê khiến học sinh mệt mỏi

Thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hoà, TPHCM |

Giáo viên bê nguyên phương pháp truyền thống vào dạy học  online khiến học sinh nhàm chán, mất hứng thú và thiếu động lực học tập.

Đã hai tuần qua, ngành Giáo dục nhiều tỉnh thành trên cả nước phải chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp (offline) sang trực tuyến (online) vì ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Quan sát việc dạy học online, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống. Theo tôi, dạy học online có những đặc thù riêng, nếu giáo viên bê nguyên phương pháp cũ kỹ vào dạy online là không tránh khỏi thất bại.

Bất cập về thời khóa biểu, phương pháp giảng dạy

Có thể nhận thấy, nhiều trường sắp xếp thời khóa biểu online chưa khoa học, thời gian giáo viên lên lớp vẫn như tiết dạy trực tiếp. Cụ thể, buổi sáng học 5 tiết, từ 7h đến 11h10 - chỉ nghỉ giải lao giữa giờ 30 phút. Buổi chiều học 4 tiết, từ 13h30 đến 16h50 - thời gian nghỉ giải lao giữa giờ chỉ còn lại 20 phút.

Tiếp đến, quy trình lên lớp của giáo viên vẫn theo các bước: Kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, học sinh ghi bài, giao bài tập về nhà. Kiểu dạy học này rất lê thê, gây mệt mỏi cho cả thầy và trò vì giáo viên vẫn phải giảng nhiều, trong khi đó học sinh ít tương tác. Hơn nữa, đa số học sinh dùng điện thoại thông minh để học tập, các em phải ngồi trước màn hình nhỏ xíu suốt buổi, suốt ngày rất nhức mắt, mệt mỏi.

Ngoài ra, vẫn còn những giáo viên dạy học theo kiểu đọc chép, kể cả chiếu chép khiến học sinh buồn ngủ, mất hứng thú trong học tập. Một học sinh lớp 12 ở quận Tân Phú, TPHCM tâm sự rằng, giờ học online, các em sợ nhất phải ghi bài nhiều, ít được tương tác với thầy cô.

“Em học online ngày 8 tiết, giáo viên còn ra bài tập về nhà rất nhiều. Em học khối Khoa học tự nhiên, ngày nào cũng phải làm bài tập 6 môn thi tốt nghiệp rất căng thẳng”.

Dạy học online phải theo quy trình bài bản

Tôi cho rằng, muốn dạy học online thành công, ngành Giáo dục nhất thiết phải cắt giảm đồng bộ thời gian dạy học và nội dung chương trình. Ngày 16.9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM yêu cầu, mỗi tiết học trên môi trường internet với học sinh tiểu học chỉ kéo dài 20-25 phút, mỗi buổi học không quá 4 tiết - là khoa học, hợp lý, thiết thực. Tôi cũng đề xuất, với học sinh bậc THCS, THPT, tiết học nên kéo dài khoảng 30 phút (thay vì 45 phút), mỗi buổi học tối đa 4 tiết và chỉ học 1 buổi các ngày trong tuần.

Cùng với đó, giáo viên nhất thiết phải thay đổi phương pháp dạy học online thì mới mang lại hiệu quả thiết thực. Cần lưu ý lựa chọn các phương pháp dạy học phát huy tính chủ động học tập của học sinh để vai trò của giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn còn học sinh chủ động và tích cực chiếm lĩnh tri thức.

Với các nội dung lý thuyết đơn thuần hoặc thực hành mô phỏng sẽ phù hợp với phương pháp dạy học tập trung vào cá nhân học sinh làm việc độc lập. Còn những nội dung tìm tòi, sáng tạo cần huy động nhiều ý kiến và làm việc hợp tác thì phù hợp với phương pháp dạy học tập trung vào hoạt động nhóm.

Duy trì tương tác

Giáo viên thể hiện sự hiện diện trực tuyến bằng cách đưa ra các yêu cầu, tham gia vào các thảo luận trực tuyến, cung cấp cơ hội, khuyến khích học sinh tương tác với nhau và lưu ý tạo sự kết nối giữa các chủ đề đã được thảo luận.

 

Ngoài ra, cần chú ý kết hợp đa dạng các hoạt động giao tiếp đồng bộ và không đồng bộ như: Thảo luận, trò chuyện (chat), họp truyền hình (không gian học tập qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ; chia sẻ màn hình máy tính), thư điện tử, tin nhắn, diễn đàn, mạng xã hội...

Sự tương tác ở đây bao gồm giữa nhiều đối tượng (người học - nội dung; người học - người học; người học - người dạy, người học - cộng đồng). Tuy nhiên, sự hiện diện trực tiếp (livestream) khoảng 50% thời lượng của chủ đề học, nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực tự học của người học.

Điều quan trọng là phải tạo động lực, thúc đẩy và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập trực tuyến và hoạt động tự học. Giáo viên có thể quan sát và nhắc nhở, động viên qua email hoặc các phương thức giao tiếp phù hợp. Một kỹ thuật để tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh là nên chia một nhiệm vụ thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và đưa ra phản hồi về một số hoặc tất cả các nhiệm vụ này.

Giám sát sự tham gia của học sinh là một phần của nhiệm vụ quản lý lớp học, giáo viên cần có các công cụ cũng như biện pháp nhằm công nhận sự tham gia của học sinh vào khóa học ở cả phiên trực tuyến và trực tiếp. Điều này giúp xác nhận những nỗ lực và đóng góp của học sinh trong các hoạt động học tập.

Ngược lại, với những học sinh thiếu động lực và sự tham gia vào khóa học, giáo viên cần có các biện pháp thu hút họ bằng việc tích cực giao tiếp và tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ học sinh nhiều hơn.

Tổ chức không gian học tập trực tuyến với cấu trúc logic chặt chẽ, giúp người học dễ dàng định vị các thông tin cần thiết: Cách bố trí nội dung, yêu cầu hoạt động học tập, vị trí gửi câu hỏi yêu cầu trợ giúp từ phía học sinh.

Thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hoà, TPHCM
TIN LIÊN QUAN

Học online ở miền cuối đất: Thiếu thiết bị, có tiền chưa chắc mua được

NHẬT HỒ |

Chỉ riêng tỉnh Cà Mau đã có gần 14.000 học sinh không có thiết bị đầu cuối để học online. Tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, ngay cả người có tiền cũng chưa chắc mua được thiết bị đầu cuối để cho con em mình học online đúng tiến độ.

Ba anh em thiếu mẹ ở với ông bà, nhận điện thoại học online vừa mừng vừa lo

NHẬT HỒ |

Chiều ngày 15.9, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận trên 450 thiết bị đầu cuối cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn không tiền mua để học online.

Học online miền cuối đất: Thiếu thiết bị, con chữ “bay lòng vòng trên mạng”

NHẬT HỒ |

Gần 20.000 học sinh cấp THCS tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu thiếu thiết bị đầu cuối để học online. Nhiều phụ huynh tại miền cuối đất đang khó khăn, không thể mua máy tính, điện thoại thông minh cho con theo học.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Học online ở miền cuối đất: Thiếu thiết bị, có tiền chưa chắc mua được

NHẬT HỒ |

Chỉ riêng tỉnh Cà Mau đã có gần 14.000 học sinh không có thiết bị đầu cuối để học online. Tại tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, ngay cả người có tiền cũng chưa chắc mua được thiết bị đầu cuối để cho con em mình học online đúng tiến độ.

Ba anh em thiếu mẹ ở với ông bà, nhận điện thoại học online vừa mừng vừa lo

NHẬT HỒ |

Chiều ngày 15.9, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận trên 450 thiết bị đầu cuối cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn không tiền mua để học online.

Học online miền cuối đất: Thiếu thiết bị, con chữ “bay lòng vòng trên mạng”

NHẬT HỒ |

Gần 20.000 học sinh cấp THCS tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu thiếu thiết bị đầu cuối để học online. Nhiều phụ huynh tại miền cuối đất đang khó khăn, không thể mua máy tính, điện thoại thông minh cho con theo học.