Giáo viên phổ thông đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bãi bỏ “giấy phép con”

QUANG ĐẠI |

Hết đi học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, giáo viên phổ thông hiện nay lại nháo nhào, đua nhau đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp làm họ hết sức mệt mỏi, mất thời gian, tốn kém.

Cô Lê Thanh Bình - giáo viên THPT tại Hà Tĩnh - phản ánh: “Giáo viên chúng tôi hết sức vất vả. Mới đăng ký học chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ hết 5 triệu đồng, nay lại phải đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, hết 2,5 triệu đồng”.

Các chuyên đề trong tài liệu bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II. Ảnh: QĐ
Các chuyên đề trong tài liệu bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II. Ảnh: QĐ

Cô Bình cũng cho biết, thực chất học xong, đã được cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, nhưng cô không hề học thêm được kiến thức, kĩ năng gì. “Chẳng qua đăng ký, nộp tiền, tham gia chiếu lệ rồi lấy chứng chỉ để hợp thức hóa hồ sơ. Tất cả người trong cuộc đều biết rõ điều này” - cô Bình chia sẻ.

Hiện nay, theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, giáo viên nếu muốn thăng hạng thì mới cần học để có chứng chỉ đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Chính quy định nói trên đã “mở đường” cho các lớp đào tạo cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên để được “thăng hạng”. Học phí được thông báo là 2,5 triệu đồng/khóa, học vào ngày thứ 7, chủ nhật.

Là người đã học và được cấp chứng chỉ, thầy Nguyễn Văn Trung - giáo viên ở Hà Tĩnh - thông tin, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II do trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn được giảng dạy tại Hà Tĩnh gồm 10 chuyên đề.

“Các chuyên đề này bao gồm các vấn đề như lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về giáo dục, tư vấn tâm lý học sinh, xây dựng mối quan hệ gia đình-nhà trường-xã hội.... Tất cả vấn đề này đều chung chung, chúng tôi đều đã học, đã tìm hiểu, nghiên cứu tùy theo chức năng, nhiệm vụ. Tóm lại là những kiến thức không cần thiết” - thầy Trung thẳng thắn.

Một giáo viên tại Đà Nẵng chia sẻ với phóng viên Lao Động, lớp đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tổ chức lộn xộn, người dạy qua loa, người học kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, thi cử chiếu lệ, ai cũng mong cho hết giờ, xong lớp học để có chứng chỉ.

“Nếu tính con số hàng trăm nghìn giáo viên, nhân với con số 2,5 triệu/chứng chỉ, cộng với thời gian học trong vòng 2 tháng (thứ 7 và Chủ nhật), thì sự lãng phí cho việc học, cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trên phạm vi toàn quốc là vô cùng lớn. Thực chất đây là loại “giấy phép con” làm khổ giáo viên, cần bãi bỏ” - giáo viên tại Đà Nẵng bức xúc.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Muốn giữ hạng, giáo viên cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Trang Hà |

Luật Viên chức năm 2010 quy định “người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”. Do đó, giáo viên phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định khi muốn giữ hạng.

Giáo viên nào phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III?

Minh Hương |

04 Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ 20.3.2021 sẽ tác động mạnh đến nhiều giáo viên. Ngoài xếp lương và chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cũng là một trong những vấn đề mà tất cả giáo viên các cấp hiện đang rất quan tâm.

Buộc giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có phù hợp?

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Theo Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức thì khi nâng ngạch, chuyển ngạch, thăng hạng... giáo viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý nhà nước tương ứng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Muốn giữ hạng, giáo viên cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Trang Hà |

Luật Viên chức năm 2010 quy định “người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”. Do đó, giáo viên phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định khi muốn giữ hạng.

Giáo viên nào phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III?

Minh Hương |

04 Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ 20.3.2021 sẽ tác động mạnh đến nhiều giáo viên. Ngoài xếp lương và chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cũng là một trong những vấn đề mà tất cả giáo viên các cấp hiện đang rất quan tâm.

Buộc giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có phù hợp?

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Theo Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức thì khi nâng ngạch, chuyển ngạch, thăng hạng... giáo viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý nhà nước tương ứng.