Giáo viên nhận gạch đá, Bộ an toàn, phụ huynh thon thót

Lê Na |

Bộ GDĐT thừa nhận phải có lộ trình trong việc cấm dạy thêm, trong đó quan trọng nhất là bộ phải đổi mới cả chương trình và sách giáo khoa. Cho nên dạy thêm khó cấm lắm, thưa lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM.

“Đuổi” giáo viên dạy thêm học sinh mà mình đang dạy chính khóa trong bất kỳ trường hợp nào kể cả trong và ngoài nhà trường, đó là quyết định của lãnh đạo Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh.

Dư luận bất bình vì lãnh đạo sở lại dùng từ “đuổi”, trong khi giáo viên hầu hết là công chức, viên chức nhà nước. Việc “đuổi” giáo viên phải tuân thủ theo Luật công chức, viên chức.

Và việc dạy thêm không vi phạm pháp luật. Vậy sao có thể đuổi được!

Nay, trước áp lực của xã hội, lãnh đạo sở rút từ đuổi mà thay từ tế nhị hơn là kỷ luật hình thức nặng nhất.

Ông Đinh Thế Huynh - Thường trực Ban Bí thư cũng nói rõ quan điểm: Không cấm học thêm tự nguyện. Tự nguyện đi học thêm để nâng cao trình độ khác với việc cắt xén chương trình dạy để buộc học sinh phải học thêm. Nếu tự nguyện thì không thể cấm được. Đó là quyền của mỗi con người. Chúng ta chỉ cấm những việc làm trái quy định pháp luật.

Dư luận xã hội cũng đã nghi ngờ: “Không quản được thì cấm”.

Dư luận cũng phân hai luồng rõ rệt.

Luồng thứ nhất: Cấm triệt để, không chỉ ở TPHCM mà phải cấm ở cả nước. Nào là giáo viên dạy thêm đã ăn cắp tuổi thơ để tăng thu nhập, nào là ăn trên nghèo khó của học sinh có hoàn cảnh, phải trả lại tuổi thơ cho con trẻ…

Luồng thứ 2, ủng hộ dạy thêm vì thực sự phụ huynh có nhu cầu. Các cháu bậc tiểu học thì không có người trông, nhất là trường không có bán trú. Nhiều gia đình ở đô thị không có điều kiện đưa đón, không có người giúp việc.

Bậc THCS thì học sinh yếu kém cũng phải học thêm để còn được công nhận tốt nghệp, để phân luồng, học tiếp hay học nghề.

Học sinh bậc THPT thì đích nhằm đến không phải là bằng tốt nghiệp mà bước chân vào được giảng đường đại học, đặc biệt là trường công lập để giảm bớt gánh nặng học phí.

Học sinh có học lực khá, giỏi - nhất là ở khu vực đô thị cũng phải học thêm vì nuôi giấc mơ vào trường đại học tốp trên.

Nói tóm lại, nhu cầu học thêm là có ở cả ba bậc phổ thông.

Không thể không nói là toàn bộ học sinh, toàn bộ phụ huynh không ai có nhu cầu học thêm cả.

Việc giáo viên bắt học sinh phải đến học thêm ở lớp mình dạy, đến học thì được “gà” bài trước, điểm kiểm tra thường cao. Học sinh không đến học thì trù cho điểm thấp, tỏ thái độ với học sinh… nên rất hiếm phụ huynh và học sinh đủ bản lĩnh để nói hai từ “không học”.

Chấp nhận giải pháp đến học cho thầy cô vui lòng, nhưng vẫn học ở thầy cô tín nhiệm hơn. Tình trạng này cũng chủ yếu xảy ra ở khu vực đô thị lớn, những trường có tên có tuổi, nơi học sinh có học lực khá.

Với trường hợp giáo viên cưỡng bức học sinh phải học thêm, tôi hoàn toàn đồng ý là cấm, lên án, phê phán gay gắt.

Nhưng.

Nhà trường thì mắc căn bệnh thành tích. Bây giờ học sinh kém dường như vắng bóng, có lớp, có trường toàn học sính khá, giỏi khiến phụ huynh không biết con mình giỏi thật hay điểm ảo.

Điểm ảo để trường có danh, có tiếng, giáo viên được khen thưởng, phụ huynh yên lòng.

Hẳn dư luận chưa từng quên sự kiện ở tỉnh Bình Dương, vị giám đốc sở GDĐT tỉnh đã xin từ chức vì tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh năm đó tụt hạng. Hội đồng nhân dân chất vấn, phê bình kịch liệt…, trong khi vị giám đốc sở vẫn kiên quyết đặt chất lượng lên hàng đầu.

Chương trình và sách giáo khoa thực sự là quá nặng, quá ôm đồm. Vấn đề này đã được bàn thảo nhiều ở các kỳ họp Quốc hội. Những người ảm hiểu ngành giáo dục, ai cũng biết, người soạn chương trình, người viết sách giáo khoa… không phải là giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Bộ GDĐT đã nhận ra sự quá tải với cả thày và trò, nên Bộ GDĐT đã chỉ đạo cắt 1/3 chương trình sách giáo khoa để giảm tải.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã phải thừa nhận rằng, nội dung sách giáo khoa nhiều phần trùng lặp, hàn lâm và không phù hợp với trình độ, tâm lý học sinh. Không ít kiến thức học rất khó, mất rất nhiều thời gian và công sức học tập nhưng ít được sử dụng trong cuộc sống.

Giáo dục Việt Nam là học để thi. Thi thử tốt nghiệp cũng tới 2 lần, thi thử đại học. Học sinh quay cuồng với thi cử.

Có những ông bố ở cống để dành dụm cho con vào được trường đại học.

Có bao nhiêu ông bố, bà mẹ đã chấp nhận cho con phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS. Bao nhiêu ông bố, bà mẹ nhất nhất con phải thi vào đại học để cho cuộc đời không khổ như bố, mẹ.

Thế mới có chuyện, có những thí sinh cũng cơm đùm, cơm nắm “lều chõng” đi thi. Thi cho bố mẹ không buồn lòng, có thí sinh bỏ trắng bài, dùng điện thoại để đổ lỗi cho khách quan…

Cho đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm rồi mới phân luồng, thí sinh thi để được công nhận tốt nghiệp, thí sinh thi để xét vào cao đẳng, đại học.

Thế rồi, sau bốn, năm năm học đại học, tốn kém bao tiền của cha mẹ, các cử nhân trẻ thất nghiệp dài dài. Người thì xin làm công nhận, người thì chấp nhận đi tiếp thị hàng, trái ngành trái nghề… chỉ để mưu sinh.

Thế rồi, có cử nhân đã quyên sinh vì xin mãi không được việc làm.

Chính Bộ GDĐT thừa nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu, là nguyện vọng. Chỉ chống dạy thêm tràn lan. Bộ GDĐT cũng quyết liệt lắm trong vấn nạn dạy thêm, học thêm, đã từng giao cho chính quyền cơ sở gần dân nhất, hiệu trưởng chịu trách nhiệm giám sát.

Nhưng, hiệu trưởng thì… không thể quản được. Chính quyền địa phương thì không có lực lượng để rình bắt dạy thêm tại gia.

Vậy, người nhận gạch đá của dư luận chính là người đã ký cấp giấy phép cho mở các trung tâm, chính là hiệu trưởng nhà trường. Nếu lãnh đạo nhà trường không đồng ý, Phòng, sở GDĐT thì giáo viên nào dám dạy thêm tại trường, ngoại trừ tại gia?

Bộ GDĐT thừa nhận phải có lộ trình trong việc cấm dạy thêm, trong đó quan trọng nhất là bộ phải đổi mới cả chương trình và sách giáo khoa.

Cho nên dạy thêm khó cấm lắm, thưa lãnh đạo TPHCM, thưa lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM.

Hẳn lãnh đạo Sở GDĐT đã thấy “lỡ lời” khi cấm quyết liệt, đã vội mở ra “Giáo viên vẫn có thể dạy thêm tại các trung tâm, cơ sở dạy thêm có phép bên ngoài nhà trường theo đúng quy định tại Thông tư 17/2012 của Bộ GDĐT, Quyết định số 21 của UBNDTPHCM”.

Thế nhé, đâu có cấm được dạy thêm.

Thế là chỉ mỗi giáo viên oằn lưng hứng gạch đá là không công bằng.

Con trẻ bây giờ làm gì có tuổi thơ nữa. Trẻ nhỏ ở nông thôn đứa lớn trông đứa nhỏ vì cha mẹ bận mưu sinh. Lớn hơn chút còn phải phụ cha mẹ làm thêm. Trẻ thành phố thì bé chưa biết chữ đã quen với điện thoại, ipad, máy tính, với trò chơi điện tử. Chỉ có những gia đình có điều kiện thì mới cho con nghỉ ngơi đúng nghĩa của những ngày hè, nghỉ mát, du lịch…

Trở lại với câu hỏi “sao ngày xưa” không phải học thêm, sao ngày xưa nghỉ tới ba tháng hè, và đủ thứ của ước mơ trở lại ngày xưa… mà tôi đọc được từ những ý kiến phản hồi… xem ra đó chỉ là hoài niệm, những kỷ niệm trong ký ức mà thôi.

 

Lê Na
TIN LIÊN QUAN

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...