Giáo viên lên tiếng vụ trường bị tố cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Liên quan tới vụ việc Trường Cao đẳng Giao thông Huế (CĐGT) bị tố cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề, giáo viên trường cho biết, việc này không chỉ ảnh hưởng tới đội ngũ giảng dạy mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng đầu ra của học viên, lãng phí nguồn lực đầu tư của nhà nước.

Đời sống giáo viên bị ảnh hưởng

Sau khi Báo Lao Động có bài viết "Trường Cao đẳng Giao thông Huế bị tố cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề", một số giáo viên của trường này đã chỉ ra nhiều hậu quả của việc làm trên.

Năm 2020, không giáo viên nào của Trường CĐGT Huế có giờ dạy trung cấp và số giờ thực dạy các năm khác bằng 50% quy định. Ảnh: Phúc Đạt.
Năm 2020, không giáo viên nào của Trường CĐGT Huế có giờ dạy trung cấp và số giờ thực dạy các năm khác bằng 50% quy định. Ảnh: Phúc Đạt

Anh Phan Danh Thông (tên đã được thay đổi theo yêu cầu của nhân vật) cho biết, bản thân là một trong những giáo viên giảng dạy trong ngành Trung cấp Bảo trì và Sửa chữa ôtô, việc cắt giảm 50% thời lượng trong chương trình đào tạo nghề của Trường CĐGT Huế đã diễn ra từ thời hiệu trưởng trước cho đến hiệu trưởng hiện tại; các giáo viên đã từng có ý kiến nhưng không được nhà trường tiếp thu.

Theo anh Thông, việc cắt giảm 50% thời lượng chương trình đào tạo như vậy khiến anh và một số giáo viên khác chật vật vì thiếu giờ dạy.

"Cá nhân tôi, năm 2020, 2021 vì cắt giảm như vậy kèm thêm dịch bệnh đã khiến số giờ dạy trong năm bị thiếu, cuối năm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập tăng thêm, có năm bị cắt giảm khoảng 30% thu nhập.

Năm 2022, 2023, tôi phải nỗ lực dạy thêm các môn khác để bù tiết. Nhưng nhiều giáo viên không được may mắn như vậy nên cuối năm bị cắt giảm thu nhập tăng thêm lên đến 40 - 50%, cuộc sống rất vất vả" - anh Thông bức xúc.

Sẽ đào tạo ra các học viên kém chất lượng

Giáo viên Phan Danh Thông phân tích thêm, không chỉ ảnh hưởng đến giáo viên, việc cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo như vậy thì chất lượng học viên khi tốt nghiệp sẽ không đảm bảo, không làm được việc.

"Việc nhà trường cắt 50% số giờ giảng dạy buộc giáo viên chúng tôi phải tự điều chỉnh, cắt giảm dung lượng bài giảng. Có những phần quan trọng chúng tôi buộc phải lướt qua; việc cắt giảm như vậy thì học viên chỉ "cưỡi ngựa xem hoa". Nguy hại hơn, đào tạo như vậy không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của giáo viên, nhà trường mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chính các học viên và gia đình vì sau khi học nghề nhưng ra trường hoàn toàn không làm được việc. Hơn nữa chính là lãng phí rất lớn đến nguồn lực mà nhà nước đầu tư" - giáo viên Thông nói.

Trang web của Trường CĐGT Huế không có hệ thống đào tạo trực tuyến và cũng không được bảo mật. Ảnh: Phúc Đạt
Trang web của Trường CĐGT Huế không có hệ thống đào tạo trực tuyến và cũng không được bảo mật. Ảnh: Phúc Đạt

Ngày 15.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, chương trình đào tạo trước hết được quy định theo luật, không có bất cứ trường nào có thể tự ý cắt giảm thời lượng chương trình đào tạo. Nếu như Trường CĐGT Huế tự ý cắt giảm chương trình đào tạo thì Thanh tra của Bộ LĐTBXH, Thanh tra Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp hoàn toàn có thể vào thanh tra.

Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, chất lượng đào tạo nghề được đánh giá bằng thời gian, nội dung học, kiểm tra đánh giá cộng trang thiết bị. Thời gian là yếu tố cực kỳ quan trọng, vì vậy, cắt dung lượng thời gian dạy của giáo viên ít đi kéo theo học viên cũng bị rút bớt thời gian rèn luyện thì kỹ năng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Trụ sở Trường Cao đẳng Giao thông Huế ở đường Điện Biên Phủ (TP Huế). Ảnh: Phúc Đạt
Trụ sở Trường Cao đẳng Giao thông Huế ở đường Điện Biên Phủ (TP Huế). Ảnh: Phúc Đạt

“Thời gian là yếu tố quyết định chất lượng. Việc cắt giảm 50% chương trình đào tạo như thế chắc chắn sẽ đào tạo ra những học viên chất lượng thấp, không khác gì việc “bán bằng”" - TS. Hoàng Ngọc Vinh nói.

Như Lao Động đã thông tin, giảng viên Trường CĐGT Huế đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền tố cáo lãnh đạo Trường CĐGT Huế đã thống nhất cho cắt bớt 50% thời lượng tất cả môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo nghề Bảo trì và Sửa chữa ôtô (trình độ trung cấp cho người tốt nghiệp THCS).

Trả lời Báo Lao Động, lãnh đạo Trường CĐGT Huế cho biết, năm 2020, trước tình hình dịch COVID-19, căn cứ vào các công văn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch trong chương trình đào tạo. Theo đó, điều chỉnh giờ dạy trực tiếp xuống 50%. Tuy nhiên, Trường CĐGT Huế không đưa ra được các dẫn chứng thuyết phục.

Ngoài ra, việc dạy học trực tuyến được thực hiện trong năm 2020 để đối phó với dịch COVID-19 nhưng tại sao từ các năm 2018, 2019 nhà trường đã cắt giảm 50% số giờ dạy thì lãnh đạo trường vẫn không có câu trả lời.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Xác minh vụ không biết chữ vẫn được cấp bằng lái xe ở Huế: 3 cơ quan làm việc nhưng chỉ có 1 biên bản

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Các bên liên quan vừa có câu trả lời về việc phối hợp làm rõ thực hư việc người không biết chữ vẫn được cấp bằng lái xe.

Trường Cao đẳng Giao thông Huế bị tố cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Giao thông (CĐGT) Huế đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường CĐGT Huế và một số cá nhân khác với nhiều nội dung.

Xác minh việc người không biết chữ vẫn được cấp bằng lái xe

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một trường đào tạo lái xe ở Huế được yêu cầu phối hợp làm rõ thông tin một người không biết chữ nhưng vẫn được cấp bằng lái xe.

Món nợ 8 triệu thành 8 tỉ, làm gì để kiểm soát thông tin tín dụng cá nhân?

Anh Tuấn |

Dư luận xã hội đang xôn xao trước thông tin một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của một ngân hàng với số tiền nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng, sau gần 11 năm “quên” trả, dư nợ hiện tại đã lên tới 8,8 tỉ đồng. Câu chuyện đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Xác minh thông tin ôtô đi chùa Hương bị chặn vì "không gửi trong bãi"

KHÁNH AN |

Mạng xã hội hiện đang lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh hàng chục ôtô đỗ gần khu vực chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) bị một chiếc xe chặn đầu không cho di chuyển.

Bất ngờ ở phiên đấu giá 36 lô đất ở Quảng Trị, lô vượt sàn cao nhất hơn 64%

HƯNG THƠ |

Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh Quảng Trị tổ chức đấu giá 36 lô đất. Kết quả có đến 35 lô được đấu giá trúng với tỉ lệ vượt sàn cao.

Lãnh đạo huyện nói gì về số tiền sai phạm gần 4,5 tỉ đồng giải phóng cao tốc Bắc - Nam tại Nghệ An?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Ngày 16.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND huyện Hưng Nguyên cho biết, Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa công bố kết luận thanh tra về công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn huyện.

Hình hài 2 khu tái định cư cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu trị giá 665 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Khu tái định cư Long Đức (gần 300 tỉ đồng) và khu tái định cư Long Phước (gần 365 tỉ đồng) đều được khởi công trong năm 2023 tại huyện Long Thành để phục vụ tái định cư cho gần 1.900 hộ dân di dời xây dựng cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu đến nay đã lộ diện hình hài.

Xác minh vụ không biết chữ vẫn được cấp bằng lái xe ở Huế: 3 cơ quan làm việc nhưng chỉ có 1 biên bản

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Các bên liên quan vừa có câu trả lời về việc phối hợp làm rõ thực hư việc người không biết chữ vẫn được cấp bằng lái xe.

Trường Cao đẳng Giao thông Huế bị tố cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Giao thông (CĐGT) Huế đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường CĐGT Huế và một số cá nhân khác với nhiều nội dung.

Xác minh việc người không biết chữ vẫn được cấp bằng lái xe

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một trường đào tạo lái xe ở Huế được yêu cầu phối hợp làm rõ thông tin một người không biết chữ nhưng vẫn được cấp bằng lái xe.