Giáo viên dạy môn phụ đặt nhiều hy vọng vào cải cách tiền lương

MỸ LY - HOÀNG CHÂU |

Dự kiến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Với những dấu hiệu tích cực này, giáo viên trên cả nước, nhất là thầy cô dạy các môn phụ, đều mong chờ chính sách sớm đi vào thực tiễn để bớt đi gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Làm thêm 2, 3 việc

Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô Nguyễn Thị Ngọc Hà (giáo viên vật lý, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) hiểu rõ những nhọc nhằn của nghề giáo.

“Nếu không vì yêu nghề, có lẽ tôi cũng không gắn bó đến bây giờ. Bởi với đặc thù riêng, công việc này cũng có những áp lực của nó. Chẳng hạn, giáo viên không chỉ dạy mà còn phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, thích ứng với chương trình giáo dục mới. Khi đến lớp, phải có cách giảng hay, hiện đại, đảm bảo cho các em hiểu bài. Ngoài ra, giáo viên còn phải chuẩn bị hồ sơ, giáo án dạy học hay những cuộc họp phụ huynh nếu kiêm vai trò giáo viên chủ nhiệm,…”, cô Hà tâm sự.

Dù khối lượng công việc nhiều nhưng đồng lương mà nữ giáo viên này nhận được chưa thực sự tương xứng: “Lúc mới vào nghề, tiền lương giáo viên rất ít, có thể nói là 3 cộc 3 đồng, gói ghém mới sống được. Vài năm gần đây, lương tôi cao hơn một chút nhờ thâm niên và cải cách tiền lương. Nhưng để trang trải cũng như lo cho con gái vào đại học thì vẫn thiếu trước hụt sau”.

Cho nên, để có thêm thu nhập, cô Hà đã trải qua nhiều nghề tay trái. Theo đó, trước đây, cô bán tạp hoá nhỏ trước nhà rồi nhận giặt đồ thuê. Mấy năm gần đây, cô chuyển sang làm thêm trong một showroom áo cưới với công việc chủ yếu là thêu thùa, may vá, đính hạt cườm.

Thầy N.P.Y (giáo viên địa lý, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), cho biết, so với các giáo viên có thâm niên, lương của thầy không cao bằng. Để sống được với thu nhập hàng tháng, thầy giáo trẻ này phải chi tiêu tiết kiệm. Tuy nhiên, do yêu nghề và đam mê, thầy vẫn ngày ngày đem tri thức truyền lại cho các học sinh bằng tất cả tâm huyết.

“Trong những ngày đầu đi dạy, tiền lương của tôi không nhiều, gói ghém lắm mới vừa đủ trang trải. Tuy nhiên, do yêu nghề nên tôi vẫn cố bám trụ. Đến nay, lương mỗi tháng của tôi hơn 5 triệu đồng (bao gồm đóng bảo hiểm), nếu tiết kiệm thì trừ tất cả các chi phí như: ăn uống, đi lại, nhà trọ, mỗi tháng tôi còn dành dụm được một ít”, thầy Y chia sẻ.

Đặt nhiều hy vọng vào cải cách tiền lương

Một mình lo cho con gái ăn học và trang trải cuộc sống nơi thành thị khiến cô Hà có phần chật vật, nhất là ở độ tuổi 51, sức khỏe không như trước, việc làm thêm 2, 3 nơi trở nên quá sức với nữ giáo viên này. Cho nên, khi nghe tin nếu thực hiện cải cách tiền lương, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng, cô Hà không khỏi vui mừng.

“Vì cuộc sống gia đình nên tôi mới cố làm thêm bên ngoài. Nhưng tuổi tác, sức khỏe không cho phép tôi tiếp tục. Vì vậy, tôi rất trông đợi việc cải cách tiền lương sớm được thực hiện để thu nhập của giáo viên các cấp đều được tăng lên, đủ đáp ứng mức sống. Có như thế, chúng tôi có thể toàn tâm dạy học, tiếp tục bám nghề. Đồng thời, có thể tạo động lực, thu hút những sinh viên Sư phạm trên cả nước cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”, cô Hà nói.

Thầy Y cũng hy vọng sau cải cách tiền lương, thu nhập của bản thân có thể tăng lên để theo kịp giá cả hàng hóa trên thị trường: “Tăng lương cho giáo viên là điều tất yếu trong thời buổi hiện nay. Việc điều chỉnh tiền lương có thể không quá lớn so với hiện tại nhưng ít ra nó có thể giúp người lao động, viên chức ngành giáo dục có thêm thu nhập xoay sở chi tiêu hằng ngày. Bởi hiện mọi thứ như xăng, gạo, nhu yếu phẩm đều tăng chóng mặt”.

Nghị quyết 27-NQ/TW khẳng định, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của giáo viên phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

MỸ LY - HOÀNG CHÂU
TIN LIÊN QUAN

Cải cách tiền lương, giáo viên trông đợi thu nhập tăng

Thanh Hằng |

Dự kiến từ ngày 1.7.2024, lương giáo viên sẽ có nhiều thay đổi tích cực theo Nghị quyết 27/NQ-TW về cải cách chính sách tiền lương. Giáo viên trên cả nước đều mong chờ chính sách sớm đi vào thực tiễn để bớt đi nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Sống được bằng lương đã khó, giáo viên mầm non không dám mơ chuyện nhà cửa

MỸ LY |

Với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng, nhiều giáo viên mầm non ở TP Cần Thơ không dám tính đến chuyện sửa chữa hay xây nhà. Theo đó, một số ở chung với cha mẹ chồng, một số khác đành chấp nhận trong mái nhà đã xuống cấp.

Giáo viên mầm non trông chờ vào tiền thưởng nếu bãi bỏ phụ cấp thâm niên

MỸ LY |

Nếu thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm 2024, phụ cấp thâm niên là một trong những khoản phụ cấp của giáo viên có thể bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bù lại sẽ bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Trước thông tin này, một số giáo viên mầm non bày tỏ sự trông chờ vào khoản tiền thưởng sắp tới.

Người dân chung cư Tecco Skyvillen căng băng rôn đòi sổ đỏ sau 5 năm chờ đợi

Anh Vũ - Anh Huy |

Hà Nội - Mặc dù đã thanh toán tiền và nhận nhà ở từ 5 năm trước, nhưng cư dân sống tại toà chung cư Tecco Skyvillen (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) vẫn chưa được chủ đầu tư làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Vương Trần - Giang Linh |

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, còn nhiều nội dung nhiều phương án khác nhau chưa thống nhất, do đó, kiến nghị Quốc hội cần thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua dự án luật này.

Làm rõ vai trò của Bộ GDĐT trong quản lý chương trình, sách giáo khoa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018 |

Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và SGK, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong việc quản lý những nội dung này.

Dân chung cư Nha Trang tố chủ đầu tư thất hứa, tự ý tách sổ đỏ cầm ngân hàng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Người dân mua chung cư tại Dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) phản ánh việc Công ty Cổ phần Nha Trang Bay thất hứa, không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn hộ chung cư.

Huấn luyện viên Park Hang-seo viết tâm thư gửi ông Mai Đức Chung

HOÀNG HUÊ |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đã viết tâm thư gửi đến huấn luyện viên Mai Đức Chung khi nhà cầm quân 72 tuổi sắp sửa chia tay đội tuyển nữ Việt Nam.

Cải cách tiền lương, giáo viên trông đợi thu nhập tăng

Thanh Hằng |

Dự kiến từ ngày 1.7.2024, lương giáo viên sẽ có nhiều thay đổi tích cực theo Nghị quyết 27/NQ-TW về cải cách chính sách tiền lương. Giáo viên trên cả nước đều mong chờ chính sách sớm đi vào thực tiễn để bớt đi nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Sống được bằng lương đã khó, giáo viên mầm non không dám mơ chuyện nhà cửa

MỸ LY |

Với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng, nhiều giáo viên mầm non ở TP Cần Thơ không dám tính đến chuyện sửa chữa hay xây nhà. Theo đó, một số ở chung với cha mẹ chồng, một số khác đành chấp nhận trong mái nhà đã xuống cấp.

Giáo viên mầm non trông chờ vào tiền thưởng nếu bãi bỏ phụ cấp thâm niên

MỸ LY |

Nếu thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm 2024, phụ cấp thâm niên là một trong những khoản phụ cấp của giáo viên có thể bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bù lại sẽ bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Trước thông tin này, một số giáo viên mầm non bày tỏ sự trông chờ vào khoản tiền thưởng sắp tới.