Giải tỏa áp lực học đường cho học sinh: Giải pháp từ ngành giáo dục

PHONG LINH |

Sau đại dịch COVID-19, học sinh trở lại trường với tâm thế lạ lẫm. Do đó, việc giải tỏa áp lực học đường trong học sinh, sinh viên là điều hết sức cần thiết...

Xem xét về nguyên nhân gây gia tăng áp lực học đường sau đại dịch COVID-19, ông Trương Quốc Bảo, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) nhìn nhận, có rất nhiều yếu tố khiến tâm lí học sinh thay đổi khi đến trường: Thứ nhất, do thời gian nghỉ học quá lâu, học sinh ít được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo, một số không có đầy đủ thiết bị học tập cũng đâm ra tự ti, mặc cảm; thứ hai, do sự mất mát về tinh thần, đặc biệt là kinh tế gia đình khó khăn hoặc các gia đình ở tạm trú, ở trọ; thứ ba, việc quay trở lại trường khiến các em đột ngột học quá nhiều, đặc biệt là thi cuối cấp. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài cũng gây căng thẳng học đường như việc sử dụng điện thoại, xây dựng các mối quan hệ không lành mạnh trên mạng xã hội,…

Trên thực tế, ngay cả trong đại dịch COVID-19 vẫn xuất hiện áp lực học đường, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tỉ lệ nhiễm COVID-19 cao. Do vậy, nhiều học sinh ngay sau khi trở lại trường đã có những dấu hiệu bất thường, trở nên ít nói hoặc cô lập. Điều này đã khiến xảy ra nhiều vụ việc học sinh bị trầm cảm, tự tử đáng tiếc, đáng thương tâm.

“Ngay sau khi học sinh trở lại trường học trực tiếp, ngành giáo dục thành phố Cần Thơ chủ yếu cho học sinh học những kiến thức cơ bản, nội dung cốt lõi theo điều chỉnh của Bộ GDĐT, đặc biệt là chú trọng phù hợp với điều kiện của từng nhà trường. Bên cạnh đó, ngành giáo dục thành phố chủ trương không kì thị những em có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 hoặc những trường hợp cha mẹ mất vì COVID-19 để tăng cường gắn kết học sinh với gia đình và xã hội”, ông Bảo chia sẻ.

Ông Bảo thông tin thêm, lãnh đạo ngành giáo dục thành phố Cần Thơ đã thực hiện các chỉ đạo của Bộ GDĐT, UBND thành phố, Sở GDĐT tạo điều kiện tốt nhất để các em trở lại trường. Đặc biệt tổ chức tìm hiểu nguyên nhân trầm cảm, để giúp các em thoải mái với việc học, hướng tới phát triển toàn diện tâm sinh lí học đường.  

“Điều quan trọng nhất vẫn là việc siết chặt sợi dây tương tác giữa nhà trường và phụ huynh nhằm giúp giảm bớt áp lực cho các em. Đặc biệt là quan tâm trị liệu nếu trường hợp ảnh hưởng nặng sức khỏe. Bên cạnh đó, không chú trọng quan tâm điểm số cũng là giải pháp hiệu quả giúp giảm tải căng thẳng. Tổ chức các buổi tọa đàm tâm lí học đường, có giáo viên chuyên trách về tâm lí thì sẽ hiệu quả hơn”, ông Bảo cho biết.

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh trải lòng về áp lực học đường: Cứ mỗi lần thi là con lại bệnh

PHONG LINH |

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực trong học tập đã khiến nhiều phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về áp lực học đường…

Cùng con vượt qua cơn trầm cảm tuổi dậy thì

Thiều Trang |

Phụ huynh nên chú trọng đến sức khỏe của chính bản thân mình, đảm bảo sức khỏe tâm thần ổn định để có thể đồng hành cùng con. Đặc biệt, học cách lắng nghe, thấu hiểu, tạo sự gần gũi, gắn bó với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn, tránh mắc trầm cảm tuổi dậy thì.

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên

TS. BS Đỗ Minh Loan - Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) |

Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ vị thành niên bị khủng hoảng, từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nề nhất. Trong thực tế lâm sàng trầm cảm hay gặp ở trẻ em và vị thành niên, cũng có quan điểm cho rằng đây là biểu hiện bình thường ở giai đoạn này, là biểu hiện thoảng qua hay tình trạng khủng hoảng ở thời kỳ dậy thì, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm

Vân Trang |

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đặc biệt, với lứa tuổi dậy thì, chỉ vài biểu hiện bất thường, thay đổi không tích cực cũng có thể là khởi nguồn của căn bệnh trầm cảm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Phụ huynh trải lòng về áp lực học đường: Cứ mỗi lần thi là con lại bệnh

PHONG LINH |

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực trong học tập đã khiến nhiều phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về áp lực học đường…

Cùng con vượt qua cơn trầm cảm tuổi dậy thì

Thiều Trang |

Phụ huynh nên chú trọng đến sức khỏe của chính bản thân mình, đảm bảo sức khỏe tâm thần ổn định để có thể đồng hành cùng con. Đặc biệt, học cách lắng nghe, thấu hiểu, tạo sự gần gũi, gắn bó với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn, tránh mắc trầm cảm tuổi dậy thì.

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên

TS. BS Đỗ Minh Loan - Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) |

Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ vị thành niên bị khủng hoảng, từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nề nhất. Trong thực tế lâm sàng trầm cảm hay gặp ở trẻ em và vị thành niên, cũng có quan điểm cho rằng đây là biểu hiện bình thường ở giai đoạn này, là biểu hiện thoảng qua hay tình trạng khủng hoảng ở thời kỳ dậy thì, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm

Vân Trang |

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đặc biệt, với lứa tuổi dậy thì, chỉ vài biểu hiện bất thường, thay đổi không tích cực cũng có thể là khởi nguồn của căn bệnh trầm cảm.