Gần 300 giáo viên Thanh Oai đứng trước nguy cơ mất việc

Phạm Dung - Đình Đạt |

Dành cả tuổi thanh xuân và nhiệt huyết cho ngành giáo dục, gần 300 giáo viên (mầm non, tiểu học và THCS) huyện Thanh Oai vẫn không thể tin, họ đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp khi UBND huyện bất ngờ ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên.

Theo thông báo số 1020 (ngày 19.7.2018) của UBND huyện Thanh Oai, sẽ chấm dứt hợp đồng đối với những trường hợp trước đây được UBND huyện đã ký hợp đồng lao động làm giáo viên và nhân viên tại các trường công lập thuộc huyện để chuyển về các trường do hiệu trưởng xem xét, ký hợp đồng theo thẩm quyền từ ngày 1.9.2018. Theo đó số giáo viên bị chấm dứt hợp đồng là 278 giáo viên (bao gồm cả mầm non, tiểu học và THCS).

 
 Thông báo chấm dứt hợp đồng của UBND huyện Thanh Oai với gần 300 giáo viên

Thông báo này khiến cho gần 300 giáo viên vừa bức xúc, vừa hoang mang. Trong số gần 300 hợp đồng có nguy cơ mất việc, có người đã đứng lớp hơn 20 năm, không ít thầy cô giáo không quản ngại gian khó cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục, tâm huyết dạy dỗ bao thế hệ học trò thành người có ích cho xã hội.

Nghẹn ngào chia sẽ với phóng viên, cô L.T.B (giáo viên Tiếng Anh, trường Tiểu học Kim Bài), người có 21 năm công tác trong ngành giáo dục, không khỏi bức xúc trước quyết định này của UBND huyện Thanh Oai.

“Tôi là một trong những giáo viên đầu tiên tham gia chương trình phổ cấp tiếng Anh đối với học sinh THCS. Khi đó, huyện ký hợp đồng lao động vô thời hạn với chúng tôi với mức lương chỉ có 120.000 đồng/ tháng. Chúng tôi là vì lòng yêu nghề mà đã cống hiến hơn 20 năm cho ngành giáo dục. Nay tôi đã gần 50 tuổi, vậy nếu UBND huyện không tiếp tục ký hợp đồng thì tôi biết đi đâu về đâu. Sự cống hiến 20 năm của tôi không được công nhận hay sao?”, cô B gạt nước mắt.

Bức xúc, bàng hoàng trước quyết định của UBND huyện Thanh Oai, cô N.T.G (giáo viên THCS Thanh Oai) cho biết: “Chúng tôi mất nhiều thời gian học tập, rèn luyện để đứng lớp. Chúng tôi được đào tạo, có chuyên môn, nghiệp vụ. Vậy tại sao lại chấm dứt hợp đồng với chúng tôi. Giáo viên chúng tôi có thể làm gì khác ngoài đi giảng dạy? Đề nghị huyện trả lời cho giáo viên”.

 
 Giáo viên bức xúc trước quyết định của UBND huyện Thanh Oai.

Cũng theo giáo viên, ngày 23.7, Phòng nội vụ của huyện Thanh Oai đã bất ngờ gửi thông báo mời các thầy cô giáo khối mầm non, Tiểu học, Trung học ngày 24.7 lên UBND huyện để lý giải rõ ràng.

Tuy nhiên, một số thầy cô giáo khối mầm non được mời lên huyện buổi sáng cho hay, huyện chỉ giải thích vòng vo và không thỏa đáng. Đến chiều cùng ngày, khi làm việc với các thầy cô khối Trung học, lãnh đạo huyện vẫn không có mặt.

“Chúng tôi không hề nhận được câu trả lời thỏa đáng nào từ phía huyện. Chúng tôi chỉ muốn hỏi các vị rằng, tại sao chúng tôi bị chấm dứt hợp đồng. Các vị sẽ giải quyết như thế nào cho giáo viên chúng tôi. Nhưng huyện chỉ giải thích vòng vo”, một giáo viên nói.

Hàng trăm giáo viên hợp đồng ở Thanh Oai bao gồm cả mầm non, tiểu học và THCS đã gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng để mong muốn có câu trả lời thỏa đáng.

Báo Lao Động xã tiếp tục thông tin…

Phạm Dung - Đình Đạt
TIN LIÊN QUAN

Mời giáo viên giỏi tỉnh ngoài về dạy trường chuyên với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/người

H.Hoan |

Một loạt các chính sách ưu đãi mang tính đột phá được Hải Phòng đề xuất nhằm đào học sinh chuyên để thi quốc gia, quốc tế, như thưởng từ 300 - 500 triệu đồng cho giáo viên cho HS đạt giải và hàng loạt các ưu đãi khác...

Vụ 500 giáo viên mất việc tại Đắk Lắk: Đau đầu tìm cách tháo gỡ

HỮU LONG |

Nhiều đời chủ tịch huyện Krông Pắk “nhắm mắt” ký ồ ạt hợp đồng giáo viên để rồi dẫn tới hậu quả là ngày hôm nay, hơn 500 giáo viên huyện nhà chính thức mất việc. Nhiều giáo viên nhìn nhận, việc chấm dứt hợp đồng của chính quyền là chuyện sớm muộn nhưng họ cũng mong muốn, qua câu chuyện tại Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk phải có những giải pháp triệt để, tránh những sự việc tương tự trong tương lai.

Ai đẩy một giáo viên “suýt” rơi vào vòng lao lý?

TRẦN LƯU - TRẦN TUẤN |

Dư luận vẫn đang xôn xao về trường hợp một giáo viên của Trường Tiểu học Bình Thạnh 3 (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) “suýt” bị đẩy vào vòng lao lý vì có sự “giúp sức” của Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh. Từ dư luận trên, chúng tôi đã tìm hiểu để làm rõ thực hư của vụ việc.

Bộ GDĐT lý giải việc áp dụng cách tính điểm ưu tiên đại học năm 2023

Vân Trang |

Để tạo công bằng cho thí sinh các vùng miền, từ năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học.

5 ôtô va chạm liên hoàn, gây ách tắc giao thông Quốc lộ 1A nhiều giờ

Hoàng Bin |

Vào lúc 10h15 ngày 6.3, trên Quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) liên hoàn giữa 5 ôtô, gây ách tắc giao thông nhiều giờ.

Khởi tố 2 bị can của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ liên quan vụ Việt Á

Tạ Quang |

Cần Thơ - Đỗ Thị Yến Phương (sinh năm 1990), Phạm Ngọc Thùy (sinh năm 1987) là nhân viên xét nghiệm sinh học phân tử thuộc Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, bị khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

U20 Việt Nam trước cơ hội tạo nên lịch sử

Thanh Vũ |

U20 Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành đội tuyển bóng đá nam đầu tiên của nước nhà giành trọn 3 điểm ở một vòng chung kết Châu Á.

Hiểm họa tai nạn từ những bãi đỗ xe dưới lòng đường

Quý An |

Những bãi đỗ xe dưới lòng đường đang là mối nguy tiềm ẩn tai nạn giao thông khi làm người điều khiển phương tiện mất tầm nhìn, đặc biệt là tại các ngã giao.

Mời giáo viên giỏi tỉnh ngoài về dạy trường chuyên với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/người

H.Hoan |

Một loạt các chính sách ưu đãi mang tính đột phá được Hải Phòng đề xuất nhằm đào học sinh chuyên để thi quốc gia, quốc tế, như thưởng từ 300 - 500 triệu đồng cho giáo viên cho HS đạt giải và hàng loạt các ưu đãi khác...

Vụ 500 giáo viên mất việc tại Đắk Lắk: Đau đầu tìm cách tháo gỡ

HỮU LONG |

Nhiều đời chủ tịch huyện Krông Pắk “nhắm mắt” ký ồ ạt hợp đồng giáo viên để rồi dẫn tới hậu quả là ngày hôm nay, hơn 500 giáo viên huyện nhà chính thức mất việc. Nhiều giáo viên nhìn nhận, việc chấm dứt hợp đồng của chính quyền là chuyện sớm muộn nhưng họ cũng mong muốn, qua câu chuyện tại Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk phải có những giải pháp triệt để, tránh những sự việc tương tự trong tương lai.

Ai đẩy một giáo viên “suýt” rơi vào vòng lao lý?

TRẦN LƯU - TRẦN TUẤN |

Dư luận vẫn đang xôn xao về trường hợp một giáo viên của Trường Tiểu học Bình Thạnh 3 (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) “suýt” bị đẩy vào vòng lao lý vì có sự “giúp sức” của Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh. Từ dư luận trên, chúng tôi đã tìm hiểu để làm rõ thực hư của vụ việc.