Gần 3 năm chưa thể giải quyết vụ nợ hơn 300 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội

Bảo Hân |

Công ty TNHH NC LED Vina (Bắc Ninh) dừng hoạt động từ tháng 5.2020, chủ sở hữu doanh nghiệp là người nước ngoài rời khỏi doanh nghiệp và không liên lạc được. Đến thời điểm này, người lao động vẫn đang bị nợ 1 tháng lương và 1 tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Công nhân từng làm việc tại Công ty TNHH NC LED Vina mong vụ việc sớm được giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh: Bảo Hân
Công nhân từng làm việc tại Công ty TNHH NC LED Vina mong vụ việc sớm được giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh: Bảo Hân

Tại thời điểm tháng 4.2020, Công ty TNHH NC LED Vina (Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn tại huyện Tiên Du) có 186 lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Toàn bộ công ty dừng hoạt động vào ngày 5.5.2020. Đại diện công ty theo pháp luật là tổng giám đốc và người lao động nước ngoài đã về nước.

Tính đến ngày 30.4.2020, đơn vị nợ bảo hiểm xã hội số tiền 297.823.748 đồng (tương đương 1 tháng, đơn vị đã đóng hết tháng 3.2020). Do chủ sử dụng lao động rời khỏi đơn vị và không liên lạc được, tạm thời đơn vị báo giảm lao động nghỉ không lương kể từ ngày 1.5.2020.

Tại thời điểm 31.5.2022, đơn vị còn 86 lao động vẫn đang nghỉ không lương; tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 319.549.561 đồng.

Đến ngày 15.2.2023, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du, tổng số tiền công ty nợ bảo hiểm xã hội là 337.531.547 đồng.

Văn bản mới nhất liên quan đến vụ việc này là văn bản số 980 ra ngày 15.6.2022 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc báo cáo tình hình nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kết quả giải quyết một số nội dung đối với Công ty TNHH NC LED Vina.

Theo đó, báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du đã in toàn bộ tờ rời xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến thời điểm đơn vị đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (tháng 3.2020) trả người lao động trong năm 2021.

Từ tháng 5.2020 đến thời điểm ra văn bản trên, Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du căn cứ vào hợp đồng lao động của từng người lao động đã ký và làm việc tại đơn vị khác thực hiện giảm hẳn đối với 100 người, hiện nay còn 86 người do chưa đủ căn cứ để giảm hẳn mà vẫn tạm báo giảm cho người lao động nghỉ không lương.

“Hiện nay, do chưa xác định được tình trạng hoạt động của đơn vị nên bảo hiểm xã hội chưa có căn cứ để giảm hẳn cho 86 lao động và chưa dừng phát sinh thu của đơn vị. Vì vậy, số tiền nợ bảo hiểm xã hội của đơn vị vẫn bị tính lãi phạt chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội” – văn bản nêu.

Ngày 15.2, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Đức – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du – cho biết, về xác nhận sổ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp đã đóng hết bảo hiểm xã hội đến hết tháng 3.2020 thì bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du đã in tờ rời trả hết cho người lao động.

“Hiện nay, chỉ vướng là thời điểm tháng 4.2020 vì đơn vị nợ tiền nên cơ quan bảo hiểm xã hội không xác nhận quá trình đóng trong tháng này được. Hướng của tỉnh chỉ đạo là để cho người lao động đi làm ở đơn vị khác không bị vướng mắc, khi họ có hợp đồng lao động với công ty khác thì cơ quản bảo hiểm xã hội vẫn xác nhận quá trình đóng bảo hiểm và thực hiện báo giảm cho người lao động. Đến khi nào đơn vị thực hiện xong nghĩa vụ bảo hiểm xã hội thì sẽ xác nhận thời gian đóng bù đó sau” – ông Đức nói.

Ông Đức cho rằng, hiện nay có vướng mắc là xác định tình trạng thực tế của doanh nghiệp. Theo ông Đức, cơ quan bảo hiểm xã hội không kết luận được vì liên quan đến nhiều cơ quan quản lý Nhà nước. Sau khi có văn bản trả lời của cơ quan (về xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp) thì mới có hướng xử lý tiếp theo.

“Mong các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sớm xác định trình trạng hoạt động của doanh nghiệp để cơ quan bảo hiểm xã hội huyện có hướng xử lý các nội dung có liên quan” – ông Đức cho hay.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Người lao động có được tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Văn Tân (Hà Nội) hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội là do kế toán của đơn vị giữ hay là phát cho cá nhân người lao động?

Đóng nối bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp?

Hà Anh |

Anh Nguyễn Hồng Thái (Từ Sơn, Bắc Ninh) hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở công ty cũ là 3 năm 5 tháng. Sau đó tôi có xin vào công ty khác và đóng BHXH được 4 tháng, rồi lại nghỉ. Vậy sau khi tôi nghỉ ở công ty mới thì có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không?

Công đoàn bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động

KỲ QUAN |

Thực tế tại tỉnh Long An cho thấy, khi tổ chức Công đoàn vào cuộc giúp người lao động (NLĐ) đòi chủ doanh nghiệp (DN) các khoản nợ tiền lương, tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung BHXH), việc đòi quyền lợi thuận lợi hơn so với trước. Tuy nhiên, với quy định hiện hành, CĐ thường vào cuộc sau khi DN đã ngưng hoạt động, nhiều nơi không còn nguồn để trả nợ, phần thiệt thuộc về NLĐ.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Vì sao cầu Nhật Tân sau 8 năm hoạt động mới được "khám bệnh" lần 1?

Tô Thế |

Hà Nội - Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam bắc qua sông hồng nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh (Hà Nội). Được thông xe vào tháng 1.2015, đây là lần đầu tiên cầu Nhật Tân được kiểm định.

Người lao động có được tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Văn Tân (Hà Nội) hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội là do kế toán của đơn vị giữ hay là phát cho cá nhân người lao động?

Đóng nối bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp?

Hà Anh |

Anh Nguyễn Hồng Thái (Từ Sơn, Bắc Ninh) hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở công ty cũ là 3 năm 5 tháng. Sau đó tôi có xin vào công ty khác và đóng BHXH được 4 tháng, rồi lại nghỉ. Vậy sau khi tôi nghỉ ở công ty mới thì có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không?

Công đoàn bảo vệ quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động

KỲ QUAN |

Thực tế tại tỉnh Long An cho thấy, khi tổ chức Công đoàn vào cuộc giúp người lao động (NLĐ) đòi chủ doanh nghiệp (DN) các khoản nợ tiền lương, tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung BHXH), việc đòi quyền lợi thuận lợi hơn so với trước. Tuy nhiên, với quy định hiện hành, CĐ thường vào cuộc sau khi DN đã ngưng hoạt động, nhiều nơi không còn nguồn để trả nợ, phần thiệt thuộc về NLĐ.