Gần 200 người nghỉ việc, bị nợ lương sau sai phạm tại mỏ đất hiếm ở Yên Bái

Nhóm PV |

Sau nửa tháng Bộ Công an phong toả, điều tra tại mỏ đất hiếm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương ở Yên Bái, gần 200 công nhân đang phải nghỉ việc và chưa lấy được tiền lương bị nợ từ nhiều tháng trước.

Ngày 25.10, các lực lượng chức năng của Bộ Công an vẫn đang phong toả toàn bộ khu vực mỏ khai thác và chế biến đất hiếm Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đóng trên địa bàn xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Theo lời kể của công nhân, khoảng 6h30 sáng 9.10, hai xe ôtô dán chữ Hỉ 25 chỗ và nhiều xe ôtô con đi vào khu vực mỏ đất hiếm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương.

Ban đầu, mọi người tưởng là đoàn xe đón dâu. Tuy nhiên sau đó, rất đông lực lượng công an từ trên các xe xuống, phong toả công ty, yêu cầu tất cả công nhân dừng làm việc để lấy lời khai. Đến cuối ngày, hơn 100 công nhân công ty mới được về nhà.

Các phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị sản xuất cùng công nhân tại mỏ đất hiếm Yên Phú đang dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Bảo Nguyên
Các phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị sản xuất cùng công nhân tại mỏ đất hiếm Yên Phú đang dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Bảo Nguyên

“Cả 2 xưởng khai thác, chế biến đất hiếm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương có khoảng 180 công nhân làm việc. Từ hôm Bộ Công an về điều tra đến giờ chúng tôi vẫn đang nghỉ việc và chưa biết sau này có được tiếp tục đi làm hay không. Trong khi đó đa phần công nhân đang bị nợ lương từ 1 đến 4 tháng”, anh T. một công nhân cho hay.

Trong khi đó, theo công nhân tên H., đa phần lao động ở đây đều là người ở huyện Văn Yên. Có những công nhân đã làm việc ở đây gần chục năm, lương khoảng 7-8 triệu đồng/tháng.

“Ở nhà chờ đợi hơn nửa tháng, ai cũng sốt ruột nên chúng tôi đang đi xin việc ở công ty khác để có tiền trang trải cuộc sống. Tôi còn 3 tháng tiền lương chưa kịp lấy, không biết sau này Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương có trả không”, anh H. lo lắng.

Đất hiếm ở Yên Bái được đánh giá là khoáng sản quý có chứa nhiều nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất như Yttrium và Lanthanum. Ảnh: Bảo Nguyên
Đất hiếm ở Yên Bái được đánh giá là khoáng sản quý có chứa nhiều nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất như Yttrium và Lanthanum. Ảnh: Bảo Nguyên

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hà Minh Phượng - Chủ tịch UBND xã Yên Phú, huyện Văn Yên cho biết, C03 - Bộ Công an vẫn đang điều tra nên toàn bộ công nhân tạm nghỉ việc. Về việc công nhân chưa được Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương trả lương thì phải chờ; địa phương khó khăn cũng chưa có phương án hỗ trợ.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú từ tháng 6.2013 với diện tích 6,24ha, mức sâu khai thác đến mức + 35m, thời gian khai thác 8 năm 1 tháng. Trữ lượng khai thác 1.894.617 tấn đất quặng (tương ứng 23.569 tấn tổng oxit đất hiếm TR2O3, 259.615 tấn tinh quặng sắt 60 %Fe).

Theo Văn phòng Bộ Công an, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các đối tượng có liên quan tại tỉnh Yên Bái và 3 tỉnh, thành phố. Khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt đã bị tạm giữ.

Quá trình điều tra bước đầu xác định: Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng Giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép 11.233.102 kg quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng và 152.856.646 kg quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỉ đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Đoàn Văn Huấn (bên trái) và Nguyễn Văn Chính về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Bộ Công an
Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Đoàn Văn Huấn (bên trái) và Nguyễn Văn Chính về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Bộ Công an

Ngoài ra, 2 đối tượng trên còn phối hợp với một số công ty xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế để ngoài sổ sách kế toán trên 28 tỉ đồng từ việc bán quặng đất hiếm và quặng sắt - không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước trên 7,5 tỉ đồng.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bên trong mỏ đất hiếm khiến nhiều sếp doanh nghiệp vướng lao lý

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trữ lượng đất hiếm ở huyện Văn Yên khoảng 20.000 tấn trong khi Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn.

Chân dung các sếp doanh nghiệp bị bắt giam vụ khai thác đất hiếm ở Yên Bái

Nhóm PV |

Công an xác định, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng ở Yên Bái.

Bộ Công An phong tỏa, điều tra mỏ đất hiếm tại Yên Bái

Nhóm PV |

Đến thời điểm tối 10.10, gần 100 cán bộ, cảnh sát của Bộ Công an vẫn đang phong toả phục vụ công tác điều tra tại mỏ đất hiếm trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Kiểm tra trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty Thành Bưởi ở TPHCM

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TPHCM - Chiều 26.10, tại trụ sở Công ty TNHH Thành Bưởi ở địa chỉ 266 - 272 Lê Hồng Phong (Phường 4, Quận 5) và chi nhánh số 630 Điện Biên Phủ (Phường 22, quận Bình Thạnh) xuất hiện lực lượng công an, lực lượng cảnh sát giao thông - trật tự ở bên ngoài.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào bữa ăn bán trú của học sinh

Minh Chuyên |

Sơn La - Theo cơ quan công an, do bất mãn về việc nhà trường lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nghi ngờ có việc câu kết ăn bớt khẩu phần nên Hà Thị Thi đã cho thuốc sâu, thuốc diệt gián, kiến vào khẩu phần ăn của học sinh.

Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân, kỳ vọng những quyết sách mới

NHÓM PV |

Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2022, cả nước có khoảng 4,1 triệu công nhân đang làm việc tại 291 khu, cụm công nghiệp. Gia tăng lao động tại các thành phố lớn tạo áp lực lên mạng lưới trường lớp mầm non. Công nhân phần lớn phải mang con đi gửi nhóm trẻ, gửi về nhà cho ông bà hoặc trường tư vì không có hộ khẩu. Những yếu tố này cũng có những tác động không nhỏ đến năng suất lao động của người lao động. Để bàn về vấn đề này, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm: “Giải bài toán thiếu trường cho con công nhân - Kỳ vọng những quyết sách mới". Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động.

Chợ Thái ngổn ngang, hàng loạt kiot bỏ không nhiều năm

Lam Thanh |

Từng là niềm tự hào của thị trường bán lẻ, trao đổi hàng hóa tại Thái Nguyên, thế nhưng đến nay nhiều khu vực tại chợ Thái đã xuống cấp, đồ đạc ngổn ngang, hàng loạt kiot bỏ không.

Hà Nội tuyển 26 viên chức, phê duyệt các dự án quy mô 15.000 tỉ đồng

Lam Duy |

Số viên chức trên được Hà Nội tuyển dụng cho các vị trí như thẩm định thiết kế, quản lý thực hiện dự án, quản lý chất lượng công trình và lựa chọn nhà thầu.

Bên trong mỏ đất hiếm khiến nhiều sếp doanh nghiệp vướng lao lý

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trữ lượng đất hiếm ở huyện Văn Yên khoảng 20.000 tấn trong khi Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn.

Chân dung các sếp doanh nghiệp bị bắt giam vụ khai thác đất hiếm ở Yên Bái

Nhóm PV |

Công an xác định, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng ở Yên Bái.

Bộ Công An phong tỏa, điều tra mỏ đất hiếm tại Yên Bái

Nhóm PV |

Đến thời điểm tối 10.10, gần 100 cán bộ, cảnh sát của Bộ Công an vẫn đang phong toả phục vụ công tác điều tra tại mỏ đất hiếm trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.