Gần 20 năm sống tạm của hơn 90 gia đình ở Điện Biên

SONG AN |

Dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên có chủ trương đầu tư từ năm 2005. Hơn 90 hộ dân thuộc tổ 1, xã Thanh Minh (TP.Điện Biên Phủ) được xác định nằm trong diện phải giải tỏa phục vụ dự án. Gần 20 năm trôi qua, họ luôn trong tư thế “sẵn sàng” rời đi, để nhường đất cho dự án.

Cũng bằng đó thời gian Dự án “nằm” trên giấy, còn hơn 90 gia đình, với hàng trăm nhân khẩu phải sống trong cảnh tạm bợ, mòn mỏi chờ đợi…

Dự án gần 20 năm vẫn “nằm” trên giấy

Năm 2005, theo xu hướng quy hoạch phát triển chung của nhiều đô thị tỉnh lỵ trên cả nước, việc di dời bến xe khách ra khỏi trung tâm thành phố là cần thiết và Ðiện Biên cũng không ngoại lệ.

Khi đó, khu vực tổ dân phố 1, xã Thanh Minh (TP.Điện Biên Phủ) được “ngắm” để quy hoạch bến xe. Tuy nhiên, phải đến năm 2009, việc phê duyệt chủ trương đầu tư bến xe khách tỉnh mới được cụ thể hóa bằng các văn bản, gồm 3 quyết định của UBND tỉnh được ban hành cùng ngày 16.4.2009 là: Quyết định thu hồi đất tại địa bàn xã Thanh Minh, TP.Ðiện Biên Phủ; Quyết định giao đất cho TP.Ðiện Biên Phủ để xây dựng khu tái định cư tại địa bàn xã Thanh Minh, TP.Ðiện Biên Phủ; Quyết định cho phép Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 thuê đất để xây dựng bến xe khách tại xã Thanh Minh, TP.Ðiện Biên Phủ (thời hạn thuê 50 năm).

Ngày 11.2.2009, UBND TP.Điện Biên Phủ đã cùng đại diện các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 tỉnh Điện Biên và UBND xã Thanh Minh tiến hành bàn giao mốc giới quy hoạch khu đất xây dựng bến xe. Tuy nhiên, từ đó đến nay, do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, kinh phí giải phóng mặt bằng và chủ trương, hình thức đầu tư nên dự án chưa được triển khai thực hiện.

Sau nhiều lần kiến nghị của cử tri, nhiều cuộc họp bàn, “cân lên đặt xuống”, dự án vẫn được thống nhất tiếp tục triển khai vì tính cần thiết và tiến trình quy hoạch phát triển của thành phố.

Ngày 14.6.2019, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã có Tờ trình số 89-TTr/BCS về xin chủ trương đầu tư xây dựng Bến xe khách và khu dân cư tại xã Thanh Minh, TP.Điện Biên Phủ theo hình thức đối tác công tư (PPP). Ngay sau khi dự án được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận chủ trương đầu tư và UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đồng thời thông báo kịp thời tiến độ triển khai, thực hiện dự án đến cử tri và nhân dân xã Thanh Minh được biết. Tuy nhiên, cũng từ đó đến nay, những hộ dân được cho là nằm trong diện phải giải tỏa không có thêm hồi âm nào về dự án.

Hơn 90 gia đình mòn mỏi sống tạm

Năm 2005, khi nhận được thông tin tỉnh Điện Biên sẽ thu hồi đất để triển khai dự án Bến xe khách, gia đình bà Vũ Thị Liên, tổ 1, xã Thanh Minh (TP.Điện Biên Phủ) đã sốt sắng chuẩn bị di dời. Thế nhưng, suốt gần 20 năm trôi qua, thời gian đã lấy đi sức khỏe, đôi mắt và cả người chồng đầu ấp tay gối với bà, mà dự án vẫn im lìm.

Trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp, thắp nén hương cho chồng, bà Liên không khỏi nghẹn ngào: “Không biết bao nhiêu lần họ đến, kiểm tra, đo đạc, bảo là làm bến xe, nhưng mãi rồi có thấy gì đâu. Con tôi giờ đã lấy vợ, lấy chồng cả rồi mà không chia được cho con. Sống cả trong căn nhà chật hẹp này không được, mấy năm rồi chúng nó phải vào trong thành phố thuê nhà để ở, mà còn làm ăn. Chồng tôi chờ để nhìn thấy cái bến xe mãi chẳng được cũng bỏ tôi mà đi từ năm 2010 rồi…”.

Cũng nằm trong diện giải tỏa của Dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên, bà Hoàng Thị Hiên đang phải sống những ngày cơ cực của tuổi 85. Gần 20 năm dự án “treo”, là hơn 5.000 ngày 8 mẹ con bà Hiên phải sống tạm bợ trong căn nhà vách đất, siêu vẹo. Mong mỏi dự án từ khi mái tóc còn xanh, ngôi nhà còn vững chắc; đến giờ đầu đã bạc trắng, ngôi nhà sập lên sập xuống tới 4-5 lần, mà dự án vẫn “án binh bất động”.

“Giờ chúng tôi chỉ mong, dự án có làm thì làm sớm đi. Còn không làm thì trả đất cho dân chúng tôi, chứ cuộc sống mòn mỏi chờ đợi mãi thế này cơ cực lắm rồi. Đời tôi sống tạm bợ rồi, giờ đến đời con tôi cũng tạm bợ thế này mãi sao đành?! Tôi sợ, tôi không còn đủ sức chờ nữa, lúc ấy các con tôi tính sao?” - bà Hiên trải lòng.

Mặc dù hoàn toàn nhất trí với chủ trương của tỉnh, nhưng vì dự án treo quá lâu đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều gia đình ở đây. Đất không thể bán, cũng không được phép sang nhượng, cơi nới, nâng cấp… khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh ở lại thì khổ, mà đi cũng không đành, hoặc cũng không đủ điều kiện để đi.

Thậm chí, như gia đình bà Nguyễn Thị Dung, vì căn nhà nằm ở vị trí thấp nên mùa mưa năm nào cũng ngập lụt. Mỗi lần nhắc đến dự án bến xe là bà Dung lại bức xúc: “Cứ mưa xuống là nước khắp nơi lại tràn về ngập ngang nhà tôi. Nhiều lần nửa đêm phải chạy đi hô hào thanh niên trong xóm cứu giúp, di chuyển đồ lên cao. Muốn sửa cái nhà thì phải vay mượn. Mà bến xe cứ “treo” thế này chẳng biết thế nào. Chỉ sợ vay mượn, sửa sang đâu đấy rồi, đùng cái bến xe làm thì dở dang, thành ra gần 20 năm nay cứ sống cảnh tạm bợ thế này”.

Ông Nguyễn Văn Huynh, Trưởng phố 1 cho biết: Có hơn 90 hộ trong phố 1 thuộc diện phải giải tỏa để phục vụ Dự án Bến xe khách tỉnh Điện Biên. Hầu hết các gia đình đều gặp phải những khó khăn nhất định do dự án “treo” quá lâu. Có gia dình ở đến 3-4 thế hệ trong căn nhà chật hẹp. Cũng có nhiều gia đình phải bỏ nhà, bỏ cửa đi nơi khác thuê nhà để sinh sống, làm ăn. Phố giờ nhiều nhà hoang, cây mọc um tùm, trông rất hoang vu”.

Sau gần 20 năm mòn mỏi, chờ đợi, những đứa trẻ ngày nào còn bế ẵm, giờ đều đã dựng vợ, gả chồng; gần 20 người già không còn đủ sức chờ đợi, đã trở về với tiên tổ. Những ngôi nhà cửa đóng, then cài bị bỏ hoang vì chủ nhân đã chết, hoặc bỏ đi nơi khác thuê nhà làm ăn, sinh sống. Chỉ còn những người ở lại, và thế hệ sau của họ là vẫn phải sống trong cảnh bấp bênh từng ngày. Giờ đây, điều họ mong mỏi nhất, là dự án sớm được triển khai để người dân ổn định cuộc sống. Bởi không an cư thì khó lòng mà lạc nghiệp.

SONG AN
TIN LIÊN QUAN

Long An điều chỉnh dự án 3 cây cầu “khủng”

Kỳ Quan |

Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Long An khóa IX ngày 30.3 đã quyết định thông qua Nghị quyết điều chỉnh nội dung đầu tư dự án 3 cầu lớn trên Đường tỉnh 827E theo hướng tăng nguồn vốn đầu tư.

Sẽ hỗ trợ lãi vay cho người mua nhà ở xã hội dự án Khu nhà ở Vĩnh Lộc

Gia Miêu |

Sau khi báo Lao Động có bài viết "Khách hàng bật khóc kể cảnh cơ cực, “dài cổ” chờ nhận nhà ở xã hội", chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Vĩnh Lộc A đã có văn bản phản hồi.

Nghệ An: Lúng túng trong xử lý vi phạm tại dự án nhà ở thu nhập thấp

QUANG ĐẠI |

Đã 4 tháng trôi qua, Dự án "Khu nhà ở cho người thu nhập thấp và cán bộ công nhân viên tại xã Hưng Lộc" (TP.Vinh, Nghệ An) bị đình chỉ, trong khi Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An vẫn lúng túng trong việc xác định hành vi vi phạm của của chủ đầu tư.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Long An điều chỉnh dự án 3 cây cầu “khủng”

Kỳ Quan |

Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Long An khóa IX ngày 30.3 đã quyết định thông qua Nghị quyết điều chỉnh nội dung đầu tư dự án 3 cầu lớn trên Đường tỉnh 827E theo hướng tăng nguồn vốn đầu tư.

Sẽ hỗ trợ lãi vay cho người mua nhà ở xã hội dự án Khu nhà ở Vĩnh Lộc

Gia Miêu |

Sau khi báo Lao Động có bài viết "Khách hàng bật khóc kể cảnh cơ cực, “dài cổ” chờ nhận nhà ở xã hội", chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Vĩnh Lộc A đã có văn bản phản hồi.

Nghệ An: Lúng túng trong xử lý vi phạm tại dự án nhà ở thu nhập thấp

QUANG ĐẠI |

Đã 4 tháng trôi qua, Dự án "Khu nhà ở cho người thu nhập thấp và cán bộ công nhân viên tại xã Hưng Lộc" (TP.Vinh, Nghệ An) bị đình chỉ, trong khi Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An vẫn lúng túng trong việc xác định hành vi vi phạm của của chủ đầu tư.