Đuổi khỏi lớp online và mỉa mai sinh viên: Câu hỏi về ứng xử của giảng viên

Bảo Hân |

Ngẫu nhiên, thời gian vừa qua, có hai vụ việc đều liên quan đến giảng viên gây xôn xao dư luận: Vụ một giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học online và một vụ giảng viên kiêm MC mỉa mai sinh viên xin nghỉ học do gia đình có chuyện buồn.

Trong vụ thứ nhất, giảng viên (được xác định công tác tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM) đã “đuổi” một sinh viên ra khỏi lớp học online sau khi sinh viên này đề nghị giảng viên nhắc lại bài giảng do mưa to quá nên sinh viên này không nghe rõ.

Chưa dừng lại, giảng viên này tiếp tục hỏi: "Cả lớp còn ai không nghe nữa?" và yêu cầu từng sinh viên trong lớp mở webcam, nói câu: "Tôi tên là Nguyễn Văn A gì đó…, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường". Sinh viên nào nói không rõ sẽ tiếp tục bị đuổi ra khỏi lớp.

Công việc giảng bài cho sinh viên luôn rất áp lực, giảng bài online còn áp lực nhiều lần cho giảng viên. Bởi lẽ, bên cạnh yếu tố con người, giảng bài online sẽ có nhiều yếu tố khác chi phối, gây ảnh hưởng đến việc giảng dạy, như: Không gian học, chất lượng thiết bị học của sinh viên, đường truyền Internet… Chỉ cần đường truyền mạng yếu, hay địa điểm ngồi của sinh viên ồn ào… là đã ảnh hưởng đến buổi học, đến tâm lý của giảng viên, dễ gây nên tâm lý ức chế, mệt mỏi, bực bội cho người dạy.

Tuy nhiên, không thể lấy lý do áp lực khi dạy online để bào chữa cho việc làm như của giảng viên trong clip trên. Trong quá trình giảng dạy, chắc chắn sẽ có những tình huống phát sinh, và giảng viên giỏi là người xử lý tốt những tình huống đó (nghiệp vụ sư phạm) để đạt được mục đích cuối cùng là truyền đạt kiến thức đến sinh viên. Việc giảng viên xúc phạm sinh viên là không thể chấp nhận được, ngay cả khi sinh viên phạm lỗi. Trong khi đó, trường hợp sinh viên trên chỉ là muốn nghe lại lời giảng vì nghe không rõ khi trời mưa.

Giảng viên xúc phạm sinh viên sẽ làm “vẩn đục” môi trường sư phạm, và xấu đi hình ảnh của người thầy trong mắt các sinh viên. Nhiều em sẽ không còn tôn trọng giảng viên, mà thay vào đó là tâm lý sợ hãi, phục tùng (trước mặt) để làm sao hoàn thành được môn học của mình, không bị điểm thấp, hay nợ môn…

Trước đó, một sự việc cũng liên quan đến ứng xử của giảng viên cũng xôn xao trong dư luận.

Đó là vụ việc giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội công khai trên trang Facebook cá nhân mỉa mai sinh viên xin nghỉ học do gia đình có chuyện buồn. Cụ thể, sinh viên này xin phép vắng mặt buổi học đầu tiên do nhà có người mất và giảng viên này đăng tải hình ảnh đoạn email này cùng lời nhắn "Nghỉ học có làm em đỡ buồn không?".

Nhiều người lên án cách ứng xử của giảng viên này, không những không có sự thông cảm, chia sẻ với sinh viên khi gia đình em đang có chuyện buồn mà còn đăng tải những dòng chữ vô tình, mỉa mai như vậy. Giá như lời mỉa mai đó thay bằng một lời hỏi han, chia sẻ thì hình ảnh người thầy sẽ đẹp đẽ hơn, gần gũi hơn nhiều lần.

Tất nhiên, cách ứng xử của 2 giảng viên trên không thể dùng để đánh đồng đối với những giảng viên khác. Còn rất nhiều giảng viên đang không những làm tốt công việc truyền đạt kiến thức của mình, mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với sinh viên nhờ cách ứng xử đúng mực của mình.

Nhưng ở góc độ khác, có lẽ, không chỉ 2 giảng viên trên, mà còn không ít những trường hợp khác có những ứng xử không phù hợp với sinh viên. Khi mà mạng xã hội phát triển như hiện nay thì những ứng xử trên sẽ dễ dàng bị “lộ” ra dư luận hơn.

Giảng viên là những người bị dư luận khắt khe trong đánh giá ứng xử, bởi suy cho cùng, sự khắt khe đó cũng xuất phát từ sự trân trọng giảng viên - những người gieo mầm kiến thức cho người học ở tầng bậc cao nhất của hệ thống giáo dục. 

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Á hậu làm giảng viên và câu chuyện “tài không đợi tuổi" thời hiện đại

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Nguyễn Thu Giang (28 tuổi), Á hậu người Việt tại châu Âu năm 2017 và hiện đang là giảng viên tại Đại học Tây Anh ở TP. Bristol (Anh). Với loạt thành tích "khủng" trong học tập lẫn công việc khi tuổi đời còn rất trẻ, liệu con đường sự nghiệp của Thu Giang có trải đầy hoa hồng hay đầy chông gai, sóng gió? Hãy cùng chúng tôi trò chuyện với Thu Giang trong chương trình Cafe Chiều thứ 7.

Thêm 208 cán bộ, giảng viên, sinh viên Hải Phòng chi viện TPHCM chống dịch

Mai Dung |

Đoàn Công tác gồm 208 cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Y dược Hải Phòng xuất quân tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày mai (25.8).

Giảng viên góp tiền, sinh viên góp sức giúp nhau qua mùa dịch

THUỲ TRANG |

Dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến người lao động mà đến những sinh viên bị mắc kẹt lại các đô thị cũng khó khăn không kém. Nắm bắt được điều đó, dù nhà trường tạm đóng cửa nhưng các giảng viên, sinh viên trường Đại học Đông Á Đà Nẵng vẫn góp tiền, góp sức giúp đỡ chính những cô cậu học trò, bàn bè của mình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Á hậu làm giảng viên và câu chuyện “tài không đợi tuổi" thời hiện đại

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Nguyễn Thu Giang (28 tuổi), Á hậu người Việt tại châu Âu năm 2017 và hiện đang là giảng viên tại Đại học Tây Anh ở TP. Bristol (Anh). Với loạt thành tích "khủng" trong học tập lẫn công việc khi tuổi đời còn rất trẻ, liệu con đường sự nghiệp của Thu Giang có trải đầy hoa hồng hay đầy chông gai, sóng gió? Hãy cùng chúng tôi trò chuyện với Thu Giang trong chương trình Cafe Chiều thứ 7.

Thêm 208 cán bộ, giảng viên, sinh viên Hải Phòng chi viện TPHCM chống dịch

Mai Dung |

Đoàn Công tác gồm 208 cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Y dược Hải Phòng xuất quân tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày mai (25.8).

Giảng viên góp tiền, sinh viên góp sức giúp nhau qua mùa dịch

THUỲ TRANG |

Dịch bệnh COVID-19 không chỉ khiến người lao động mà đến những sinh viên bị mắc kẹt lại các đô thị cũng khó khăn không kém. Nắm bắt được điều đó, dù nhà trường tạm đóng cửa nhưng các giảng viên, sinh viên trường Đại học Đông Á Đà Nẵng vẫn góp tiền, góp sức giúp đỡ chính những cô cậu học trò, bàn bè của mình.