Được tự chọn nơi giảng dạy: Hiện thực hóa giấc mơ không tưởng của giáo viên

Thanh Hải |

Được tự quyết định, chọn nơi phù hợp hoặc mình yêu thích để giảng dạy - đó là điều mơ ước "xa vời" của nhiều giáo viên. Nhưng tại Quảng Nam, thì ước mơ đó đã được ngành giáo dục đào tạo tỉnh này hiện thực hóa.

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa phân công, bố trí công tác cho gần 150 thầy cô giáo trẻ từ tháng 3.2021.

Điều đặc biệt là những giáo viên đến nhận quyết định lần này được tự chọn nơi làm việc.

Trước đây, ở Quảng Nam nói riêng và nhiều địa phương cả nước nói chung, đã từng có hiện tượng nhiều giáo viên buộc phải bỏ nghề để hợp thức hóa gia cảnh sau khi lấy vợ, chồng ở khác nơi dạy. Nhiều người, sau khi ra trường đã xung phong hoặc bị phân công lên vùng cao, nơi đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo để dạy. Tuy nhiên, sau nhiều năm cống hiến, hết tuổi thanh xuân nhưng xin chuyển trường, về quê rất khó khăn. Vì vậy, được tự chọn nơi dạy yêu thích hoặc phù hợp với gia cảnh, được về quê... đúng là ước mơ của nhiều nhà giáo mà không phải nơi nào cũng thực hiện được.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, đây không phải là lần đầu tiên ngành giáo dục tỉnh tổ chức hình thực tự chọn nơi công tác. Từ năm 2011, Quảng Nam đã tổ chức hình thức chọn nơi công tác cho các thí sinh thi tuyển đậu điểm cao.

Việc thi tuyển được chuẩn bị kĩ càng từ khâu ra đề đến các thí sinh hoàn thành bài thi và chấm thi một cách minh bạch đảm bảo sự công bằng. Không những vậy, để tôn vinh và khuyến khích các nhà giáo, Sở GD-ĐT bố trí buổi phân công công tác theo hình thức cho chọn trực tiếp ngay tại hội trường. Người đạt điểm cao trong kỳ thi sẽ được ưu tiên chọn trước, người thấp điểm hơn, chọn sau...

Với cách làm này, ngành GD-ĐT Quảng Nam không chỉ hiện thực hóa được ước mơ chính đáng của thầy cô giáo, mà còn tạo ra một cơ hội thi cử, tuyển chọn minh bạch, tìm được giáo viên giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên ở Quảng Nam được tự chọn nơi công tác

Thanh Chung |

Sau khi thi đậu vào ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam, các thầy, cô giáo tập trung về Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh để nhận quyết định. Ở đây, các giáo viên có thể tự chọn trường, nơi công tác dựa theo trình tự điểm thi của mình. Đây là ước vọng từ lâu của những người đứng bục giảng.

Không gây quá tải cho giáo viên trong việc ghi hồ sơ, đánh giá học sinh

Bích Hà |

Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo xung quanh việc giáo viên phải hoàn thiện hồ sơ, đánh giá học sinh vào cuối năm học.

Giáo viên băn khoăn, học sinh lo lắng thi chuyển cấp

Đặng Chung - Thiều Trang |

Học sinh trên cả nước, nhất là những em sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp, đang trải qua những ngày căng thẳng, lo lắng vì dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trong khi ngày thi đã cận kề. Đây là năm thứ hai liên tiếp việc học tập và ôn thi của các sĩ tử bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

45 giáo viên được trao giải Tài năng duyên dáng ngành GDĐT Hà Nội

Kim Nhung |

Tại chung khảo Hội thi cô giáo tài năng duyên dáng ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hà Nội lần thứ VI, cô giáo Nguyễn Thị Kiều Trang - Trường Tiểu học Trung Yên (Cầu Giấy) đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo viên ở Quảng Nam được tự chọn nơi công tác

Thanh Chung |

Sau khi thi đậu vào ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam, các thầy, cô giáo tập trung về Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh để nhận quyết định. Ở đây, các giáo viên có thể tự chọn trường, nơi công tác dựa theo trình tự điểm thi của mình. Đây là ước vọng từ lâu của những người đứng bục giảng.

Không gây quá tải cho giáo viên trong việc ghi hồ sơ, đánh giá học sinh

Bích Hà |

Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo xung quanh việc giáo viên phải hoàn thiện hồ sơ, đánh giá học sinh vào cuối năm học.

Giáo viên băn khoăn, học sinh lo lắng thi chuyển cấp

Đặng Chung - Thiều Trang |

Học sinh trên cả nước, nhất là những em sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp, đang trải qua những ngày căng thẳng, lo lắng vì dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trong khi ngày thi đã cận kề. Đây là năm thứ hai liên tiếp việc học tập và ôn thi của các sĩ tử bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

45 giáo viên được trao giải Tài năng duyên dáng ngành GDĐT Hà Nội

Kim Nhung |

Tại chung khảo Hội thi cô giáo tài năng duyên dáng ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hà Nội lần thứ VI, cô giáo Nguyễn Thị Kiều Trang - Trường Tiểu học Trung Yên (Cầu Giấy) đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi.