Đừng để lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích Tổ quốc, quê hương

LÊ PHI LONG |

Những tháng gần đây, cơ quan chức năng Hàn Quốc đã liên tục bắt giữ hàng chục lao động trái phép người Việt Nam. Đây là sự cảnh tỉnh rất lớn về tình trạng lao động phá hợp đồng, bỏ trốn khi ra nước ngoài làm việc, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín quốc gia.

Hậu quả rõ ràng nhất là chính phủ Hàn Quốc đã liên tục dừng tuyển chọn lao động tại nhiều địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Gần đây nhất, Bộ LĐ-TB-XH thông báo dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS (Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc, có hiệu lực từ năm 2004) với 8 huyện của 4 địa phương gồm: Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

Đây đều là những địa phương có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên; tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.

Hãy lưu ý đến các con số: Tại tỉnh Thanh Hóa, tính đến giữa năm 2022, có đến gần 900/6.000 lao động cư trú bất hợp pháp tại thị trường Hàn Quốc. Tại Hải Dương, năm 2021, toàn tỉnh có hơn 700 lao động sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS nhưng không về nước đúng thời hạn và trốn ở lại, lưu trú bất hợp pháp. Hay đơn cử như tỉnh Quảng Bình, theo thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh, từ năm 2015 đến nay, có khoảng hơn 600 lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc hết hạn làm việc nhưng không về nước.

Điều đáng nói, việc này đã có “tiền lệ” từ lâu mà chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2017 có 20 tỉnh và khoảng 40-50 huyện bị tạm dừng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sau quá trình đàm phán và đưa ra các giải pháp mạnh, từ năm 2013 trở lại đây, Hàn Quốc bắt đầu tiếp nhận lao động trở lại. Tuy nhiên, thực trạng trên vẫn tiếp tục diễn ra.

Nguyên nhân được lý giải, theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH, đa phần là vì lợi ích cá nhân. Vì chủ yếu do mức lương ở các quốc gia này đều khá cao, như tại Hàn Quốc, thu nhập lên đến 40-50 triệu đồng/tháng, dễ tìm việc làm.

Hành động này ngoài việc vô tình tước đi cơ hội của các lao động muốn đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc mà còn đối diện với việc sẽ không được bảo vệ khi có các vấn đề xảy ra.

Một lý do nữa được nhận định là do trình độ nhận thức, tác phong lao động yếu của các lao động được tuyển chọn xuất khẩu lao động. Lao động không nhận thức được sự nguy hiểm, tác hại của việc bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp với lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội.

Vấn đề này cũng đã được đặt ra trên diễn đàn Quốc hội, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, như lao động bỏ trốn ra ngoài hoặc ở lại lao động trái phép vì chưa có chế tài xử lý đủ sức răn đe.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác phải kể đến là do sự thiếu đồng bộ trong hành lang pháp lý, thủ tục trình tự xét xử phức tạp, việc tìm kiếm lao động bỏ trốn ở nước ngoài để đưa ra tòa không hề đơn giản, cho nên đến nay hầu như chưa có trường hợp lao động bỏ trốn nào bị đưa ra tòa.

Thiết nghĩ, để ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng trên cần nâng hơn nữa nhận thức cá nhân, đừng vì lợi ích cá nhân trước mắt mà ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài về sau, ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam.

Ngoài ra, cần quy định rõ trong hợp đồng với các chế tài cụ thể, nhất là trách nhiệm bồi hoàn. Vì hiện tại các chế tài xử phạt mới chỉ ở mức hành chính, chưa đủ sức răn đe.

Các cơ quan chức năng tại địa phương cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyển chọn lao động trước khi đi xuất khẩu lao động.

Đó là những con số rất buồn, vậy nên người lao động cần nhận nhận thức được sự nguy hiểm, tác hại của việc bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đừng đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích Tổ quốc, quê hương.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro

ANH THƯ |

Lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu họ bị phát hiện sẽ mất cơ hội nhập cảnh trở lại.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 42 người Việt bỏ trốn khỏi sòng bài Campuchia

Ngọc Vân |

42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, bơi qua sông Bình Di, An Giang để về nước.

Sợ bị lừa, thanh niên Sơn La vào Long An tìm “việc nhẹ, lương cao” bỏ trốn

An Long |

Long An - Nghi ngờ bị lừa, thanh niên người dân tộc H’Mông từ Sơn La vào biên giới Long An với ý định vượt biên tìm “việc nhẹ, lương cao” đã bỏ trốn tìm người dân giúp đỡ.

4 khu nghỉ dưỡng cho cuối tuần xanh mát gần Hà Nội

Hà Nguyễn |

Những khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần Hà Nội được nhiều người ưa thích cho dịp cuối tuần khi thời tiết xuân ấm áp với hương sắc của cây cỏ, hoa lá...

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.

Xe tải mất lái, húc bay loạt ôtô chạy trên đèo Mimosa

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chiếc xe tải mất lái khi đang lưu thông trên đèo Mimosa đoạn từ TP Đà Lạt về hướng TPHCM đã tông liên tiếp vào 3 ôtô chạy trên đường.

Công ty luyện kim đen Thái Nguyên tiếp tục bị dân tố bức tử môi trường

Phùng Minh |

Kể từ khi Công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên đi vào hoạt động cũng là ngần ấy năm, người dân Chí Son phải sống trong cảnh bất an. Không chỉ gây tiếng ồn, khói bụi, những dòng nước đen kịt từ nhà máy luyện gang thép này còn khiến người dân vô cùng bức xúc.

Lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro

ANH THƯ |

Lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu họ bị phát hiện sẽ mất cơ hội nhập cảnh trở lại.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 42 người Việt bỏ trốn khỏi sòng bài Campuchia

Ngọc Vân |

42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, bơi qua sông Bình Di, An Giang để về nước.

Sợ bị lừa, thanh niên Sơn La vào Long An tìm “việc nhẹ, lương cao” bỏ trốn

An Long |

Long An - Nghi ngờ bị lừa, thanh niên người dân tộc H’Mông từ Sơn La vào biên giới Long An với ý định vượt biên tìm “việc nhẹ, lương cao” đã bỏ trốn tìm người dân giúp đỡ.